Để các bác sĩ có thể biết chính xác tác nhân nào gây ra nhiễm trùng trên người bệnh và chúng nhạy cảm với loại kháng sinh nào thì cần thực hiện nuôi cấy vi khuẩn. Vậy quy trình nuôi cấy vi khuẩn diễn ra như thế nào?
Bạn đang đọc: Quy trình nuôi cấy vi khuẩn và các quy tắc cần tuân thủ
Nuôi cấy vi khuẩn là xét nghiệm để xác nhận xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn hay không và vi khuẩn xâm nhập cơ thể bạn là loại gì qua đó sẽ giúp các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị. Để xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn, các bác sĩ hay điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu, phân, nước tiểu, da, chất nhầy hoặc dịch tủy sống và các kỹ thuật viên phải tuân thủ quy trình nuôi cấy vi khuẩn để có được kết quả chính xác mà không bị ngoại nhiễm các tác nhân khác.
Contents
Nuôi cấy vi khuẩn là gì?
Về cơ bản, bằng cách nuôi và nghiên cứu vi sinh vật, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về chúng. Trong y học, ta có thể xác định vi sinh vật nào gây nhiễm trùng ở bệnh nhân bằng cách phân lập và nuôi cấy bất kỳ vi sinh vật nào có trong mẫu bệnh nhân. Ngoài ra, nuôi cấy vi khuẩn còn có thể giúp kiểm tra độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn và điều trị nhiễm trùng dựa trên thông tin này.
Nuôi cấy bao gồm việc nhân lên các vi sinh vật một cách có kiểm soát và trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để nuôi cấy có hiệu quả, các nhà khoa học phải có khả năng mô phỏng các điều kiện môi trường cần thiết để những vi sinh vật này không chỉ tồn tại mà còn phát triển trong môi trường phòng thí nghiệm. Mọi thứ vi sinh vật cần phải được cung cấp và kiểm soát theo tiêu chuẩn tối ưu. Các điều kiện phải được kiểm soát để nuôi cấy vi khuẩn thành công bao gồm:
- Nhiệt độ;
- Độ pH;
- Sự vô trùng;
- Chất dinh dưỡng.
Chúng ta có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật bằng cách sử dụng môi trường nuôi cấy. Môi trường này có thể ở dạng lỏng hoặc rắn (gel). Nó cung cấp bề mặt cho vi sinh vật phát triển và chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng thường bao gồm khoáng chất, nguồn nitơ (để sản xuất protein) và carbohydrate (nguồn năng lượng) và các hóa chất khác mà vi sinh vật thường tìm thấy trong tự nhiên.
Phương pháp và môi trường nuôi cấy trong vi sinh
Hai phương pháp nuôi cấy phổ biến nhất là sử dụng nước canh dinh dưỡng trong bình vô trùng hoặc đĩa thạch. Nước canh dinh dưỡng và gel thạch khác nhau ở chỗ để tạo ra môi trường gel, bạn chỉ cần thêm thạch vào nước canh dinh dưỡng, làm tan chảy và nó đông đặc lại trong đĩa petri.
Hai môi trường nuôi dưỡng bao gồm:
- Dung dịch nước canh dinh dưỡng: Là dung dịch chứa carbohydrate để tạo năng lượng, nitơ để tổng hợp protein cũng như các khoáng chất khác nhằm tạo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật phát triển.
- Đĩa thạch: Vi khuẩn được trải trên các đĩa được làm bằng cách đổ thạch nóng chảy vào đĩa Petri vô trùng, sau đó đậy lại. Vi khuẩn sẽ hình thành khuẩn lạc trên bề mặt thạch.
Quy trình nuôi cấy vi khuẩn
Khi nuôi cấy vi khuẩn trên đĩa thạch, các bước chung được thực hiện như sau:
- Mẫu được đổ vào môi trường nuôi cấy.
- Mẫu được trải đều trên môi trường nuôi cấy.
- Đĩa được ủ (giữ ấm) cho đến khi khuẩn lạc vi khuẩn phát triển trên bề mặt môi trường/thạch.
Trong vi sinh học, điều rất quan trọng là nuôi cấy vi sinh vật thuần khiết không bị nhiễm các vi sinh vật khác. Điều này là vì một số lý do:
- Không muốn vi khuẩn đang nuôi cấy cạnh tranh với vi khuẩn tạp nhiễm nhiễm để lấy chất dinh dưỡng.
- Kết quả phải đáng tin cậy và có giá trị nhất có thể khi kiểm tra hiệu quả của một số loại kháng sinh hoặc hóa chất khác.
Tìm hiểu thêm: Bench press là gì? Hướng dẫn tập bench press đúng cách
Để đạt được môi trường nuôi cấy vi sinh vật không bị ô nhiễm, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật vô trùng. Kỹ thuật vô khuẩn là các quy trình thí nghiệm được thực hiện để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn vi sinh vật nuôi cấy thuần khiết. Các quy tắc chung trong phòng thí nghiệm như sử dụng găng tay và áo khoác phòng thí nghiệm, dọn sạch bất kỳ vật dụng không cần thiết nào và thường xuyên lau chùi bề mặt phòng thí nghiệm không chỉ giúp đảm bảo an toàn cho các kỹ thuật viên xét nghiệm mà còn giúp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nuôi cấy. Sự ô nhiễm của môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể bắt nguồn từ vi khuẩn có trên da, không khí, đất hoặc nước hiện diện, vì vi sinh vật, đặc biệt là vi khuẩn có ở khắp mọi nơi.
Ngoài ra, quy trình nuôi cấy vi khuẩn thường phải tuân theo nguyên tắc 5I:
- Cấy mẫu (Inoculation): Đưa mẫu vào môi trường nuôi cấy sử dụng kỹ thuật vô trùng.
- Ủ (Incubation): Vi khuẩn sẽ phát triển trong điều kiện thuận lợi thích hợp như nhiệt độ thích hợp.
- Cách ly (Isolation): Phân lập các loài vi sinh vật khác nhau.
- Kiểm tra (Inspection): Quan sát các đặc tính của vi sinh vật.
- Nhận dạng (Identification): Sử dụng dữ liệu được thu thập trong giai đoạn kiểm tra để xác định vi sinh vật.
Đặc điểm của các quần thể vi khuẩn
Các tế bào vi khuẩn riêng lẻ quá nhỏ để có thể quan sát được nếu không có kính hiển vi nhưng trong điều kiện lý tưởng của đĩa thạch, các tế bào phân chia nhiều lần để tạo thành một khuẩn lạc có thể dễ dàng nhìn thấy. Khi tế bào vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tế bào sẽ lớn lên và phát triển thành các nhóm vi khuẩn gọi là khuẩn lạc vi khuẩn.
Dựa trên loại tế bào vi khuẩn, hình thái của khuẩn lạc sẽ khác nhau. Hàng ngàn, hàng triệu và hàng tỷ tế bào được xếp chồng lên nhau để có thể nhìn thấy bằng mắt thường trong đĩa thạch. Điều này là do vi khuẩn phân chia nhanh chóng bằng cách nhị phân. Đây là một hình thức sinh sản vô tính có thể được thực hiện nhanh nhất là 20 phút một lần (tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi tùy loại vi khuẩn và được gọi là thời gian phân chia trung bình).
>>>>>Xem thêm: Bé trai 9 tháng nặng 8kg: Tiêu chuẩn hay thiếu cân?
Tóm lại, nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy thuần khiết vẫn là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong vi sinh học và để nuôi cấy thành công, quy trình nuôi cấy vi khuẩn cần phải thực hiện một cách chuẩn xác nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể