Suy tim là bệnh lý không còn hiếm gặp hiện nay và căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người mắc. Phòng ngừa bệnh suy tim ra sao chính là vấn đề nhiều người đặt ra.
Bạn đang đọc: Phương pháp phòng ngừa bệnh suy tim để bảo vệ trái tim luôn khỏe
Sức khỏe tim mạch cực kỳ quan trọng nhưng lại bị nhiều người lơ là, ít quan tâm đến. Hiện tượng suy tim ngày càng trẻ hoá và không còn hiếm gặp. Vậy liệu căn bệnh này gây nguy hiểm như thế nào đến sức khoẻ? Có những dấu hiệu dễ nhận thấy nào và làm sao để phòng ngừa bệnh suy tim hiệu quả? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết sau.
Contents
Suy tim có nguy hiểm không?
Suy tim là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương hay các rối loạn chức năng, từ đó làm tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu hay tống máu đi. Một khi hệ thống tim mạch của bệnh nhân không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, khó thở, thậm chí các hoạt động thường ngày như đi bộ, leo cầu thang, mang vác đồ dùng trở nên rất khó khăn.
Hiện nay các ca bệnh suy tim ngày càng nhiều và chúng thường chỉ được phát hiện khi đã trở nặng. Vậy trước khi quan tâm đến cách phòng ngừa bệnh suy tim, bạn cần nằm một số dấu hiệu bệnh:
- Khó thở: Những ai bị suy tim rất khó khăn trong hô hấp. Đặc biệt sau khi vận động “nặng”, người bệnh bắt đầu thở gấp.
- Luôn mệt mỏi: Với người có tim mạch không khoẻ, họ luôn sống trong trạng thái mệt mỏi, chán nản, không hứng thú ăn uống và thường tăng cân hoặc giảm cân không rõ lý do.
- Thường chóng mặt, hoa mắt: Một khi bị suy tim thì hệ thống tim mạch sẽ không đủ chức năng để hoạt động như bình thường, từ đó ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra bệnh nhân còn thường rơi vào trạng thái lo lắng, mất ngủ.
Thực tế bệnh suy tim đa phần là kết quả của sự tăng nặng các bệnh về tim mạch trước đó. Nếu bạn mắc hội chứng vành cấp, hẹp van tim, hở van tim, cơ tim giãn lâu ngày không được điều trị sẽ có khả năng cao bị suy tim. Ngoài ra nếu mắc phải các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp cùng các bệnh nhiễm trùng khác thì rất dễ gặp biến chứng suy tim.
Vậy có thể thấy bệnh suy tim thực sự nguy hiểm. Bệnh trực tiếp giảm chất lượng cuộc sống khi không thể có được một trạng thái sức khoẻ ổn định để sinh hoạt. Nặng hơn suy tim còn có thể gây đột quỵ và tử vong nếu bệnh đã tiến triển nặng. Để tránh tình trạng đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân cần phát hiện bệnh càng sớm càng tốt và điều trị kịp thời.
Điều trị suy tim như thế nào?
Việc phòng ngừa bệnh suy tim rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân. Tuy nhiên nếu chẳng may mắc phải thì cần chữa trị ngay. Lúc này để chẩn đoán được bệnh suy tim, bạn cần thực hiện các can thiệp y khoa. Bác sĩ có thể dùng điện tâm đồ ECG, X-quang tim phổi, siêu âm tim qua thành ngực, MRI tim, chụp động mạch vành để phát hiện bệnh chính xác nhất. Sau đó bệnh nhân có thể áp dụng một số cách điều trị sau:
Dùng thuốc
Thực tế suy tim là bệnh mãn tính và bạn buộc phải quản lý chúng suốt đời. Trong quá trình này, người bệnh luôn phải dùng thuốc và những loại thuốc điển hình phải kể đến như: Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc tăng co bóp cơ tim, thuốc đối kháng Aldosterone. Ngoài ra bác sĩ sẽ cân nhắc vào mức độ bệnh, thể trạng người bệnh để bổ sung thêm nhiều loại thuốc giúp giảm đau, chống đông máu.
Tìm hiểu thêm: Những loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt tốt nhất hiện nay
Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được cân nhắc can thiệp nếu người bệnh bị suy tim do bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim do hẹp động mạch vành. Thực tế phẫu thuật tim cho đến hiện nay được đánh giá là cuộc đại phẫu cần có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và mất nhiều chi phí thực hiện.
Phòng ngừa bệnh suy tim
Một khi mắc bệnh suy tim, dù can thiệp điều trị hiệu quả đến đâu thì bệnh cũng chỉ tiến triển tốt đến mức có thể kiểm soát và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị. Vậy khi còn có một trái tim “lành lặn”, hãy cân nhắc duy trì những thói quen tốt để bảo vệ hệ tim mạch:
Kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ
Kiểm soát lượng đường trong máu chính là cách tốt nhất để phòng bệnh tiểu đường từ đó tránh được biến chứng suy tim. Một khi cơ thể quá nhiều đường thì mạch máu rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh và cơ tim. Quản lý hiệu quả lượng đường trong máu sẽ giảm tối thiểu tổn thương cho mạch máu và cơ tim.
>>>>>Xem thêm: Phác đồ điều trị viêm mao mạch dị ứng ở trẻ em
Theo dõi cân nặng
Một trong những dấu hiệu của bệnh suy tim dễ nhận thấy là cân nặng tăng đột ngột. Vậy vào mỗi buổi sáng, sau khi đi vệ sinh và trước ăn sáng hãy bước lên bàn cân, nếu cân nặng tăng hơn 1.5 kg thì phải kiểm tra với bác sĩ. Đặc biệt trong sinh hoạt hãy chú ý đến việc ăn uống, hạn chế ăn thực phẩm gây béo và vận động hợp lý để luôn giữ được cân nặng lý tưởng, tránh béo phì gây tiểu đường.
Ưu tiên rau củ trong chế độ ăn
Ghét ăn rau là thói quen của nhiều người. Đây là cách ăn uống gây hại cho sức khỏe. Phòng ngừa bệnh tim hiệu quả nhất là khi bạn có một chế độ dinh dưỡng khoa học. Tăng cường ăn rau củ, trái cây tươi để chống viêm nhiễm, bảo vệ mạch máu. Đặc biệt trong rau củ quả thường chứa nhiều chất chống oxy hoá tốt cho hệ tim mạch.
Trên đây là những chia sẻ về phòng ngừa bệnh suy tim. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về bệnh tim cũng như có cho bản thân sự chuẩn bị tốt nhất để bảo vệ hệ tim mạch của chính mình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể