Phương pháp điều trị viêm xương sụn bóc tách

Viêm xương là tình trạng bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng nặng đến chất lượng sống. Nếu bạn mắc viêm xương sụn bóc tách thì buộc phải điều trị ngay để không để lại biến chứng.

Bạn đang đọc: Phương pháp điều trị viêm xương sụn bóc tách

Xương chắc khỏe là điều ai cũng muốn bởi một khi mắc các bệnh lý về xương thì chất lượng cuộc sống sẽ sa sút đáng kể. Viêm xương sụn bóc tách chính là bệnh lý mà bạn không thể chủ quan. Đa phần cơ thể bị viêm xương sẽ gây nên những cơn đau nhức dai dẳng và khiến sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xương sụn là gì?

Sụn chính là mô liên kết mềm dẻo có trong khớp giữa các xương, khung sườn lồng ngực, vành tai, mũi, các phế quản. Thực tế sụn được cấu tạo bởi những tế bào chuyên biệt gọi là nguyên bào sụn. Nguyên bào sụn bao gồm sợi collagen, chất căn bản chiếm lượng lớn, giàu proteoglycan và sợi elastin.

Viêm xương sụn bóc tách và những điều cần biết 1

Xương sụn giúp bảo vệ các khớp trong di chuyển

Trước khi tìm hiểu về bệnh viêm xương sụn bóc tách ta cùng tìm hiểu về vai trò của xương sụn trong cơ thể: Sụn đóng vai trò như lớp đệm trong khớp. Sụn xương được ví như bộ phận giảm sóc, bảo vệ giúp giảm chấn động hay giảm cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi càng lớn tuổi hay vận động nhiều thì các mô sụn sẽ dần bị bào mòn, các chất dịch nhờn sản xuất ra không đủ khiến sụn ngày càng xấu đi. Vậy nên một khi sụn xương bị tổn thương thì cơ thể sẽ xuất hiện gai xương, viêm xương.

Sụn xương không hề chứa mạch máu. Tế bào sụn được nuôi dưỡng bởi thẩm thấu nên so với các mô liên kết khác, sụn sinh trưởng và sữa chữa chậm hơn. Một khi sụn bị hỏng hoặc mòn đi, khớp cũng trở nên đau, cứng và hạn chế trong chuyển động.

Viêm xương sụn bóc tách và những điều cần biết

Viêm xương sụn là tình trạng phần sụn và phần xương nằm dưới sụn bị tách ra một phần, thậm chí chúng còn tách rời hẳn nhau do không được cung cấp đủ máu. Bệnh thường xảy ra ở đầu gối, cũng có thể xảy ra ở các khớp như khuỷu tay, mắt cá chân, vai và hông. Bệnh xảy ra nhiều ở đàn ông hơn là phụ nữ. Đặc biệt những ai hay chơi thể thao thì có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Khi mắc viêm xương sụn bóc tách, bạn sẽ có những dấu hiệu như:

  • Đau khi vận động. Tính chất của cơn đau không nhất quán, nó có thể đau âm ỉ, nhức nhối hoặc cơn đau xuất hiện từng đợt.
  • Khớp kêu răng rắc hoặc không thể cử động được nếu có mảnh vỡ bị kẹt vào xương khi cử động.
  • Khó duỗi thẳng hoàn toàn tay hoặc chân vậy nên phạm vi cử động bị giảm đi.

Tìm hiểu thêm: Cách bảo quản cơm qua đêm mà bạn nên biết

Viêm xương sụn bóc tách và những điều cần biết 2
Viêm xương sụn bóc tách là bệnh không thể chủ quan

Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định viêm xương sụn xảy ra do nguyên nhân cụ thể nào. Đa phần bệnh do nguồn cung cấp máu đến xương và sụn bị thiếu hụt. Từ đó các tế bào xương bị chết và tạo thành vùng xương chết trên bề mặt. Vậy nên lớp sụn phủ trên bề mặt xương chết cũng bị tổn thương theo. Lúc này mảnh xương chết sẽ vỡ và tách ra khỏi xương ban đầu, chúng trôi nổi lềnh bệnh trong dịch khớp.

Viêm xương sụn bóc tách thực sự nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Có một số biến chứng sẽ xảy ra như:

  • Tổn thương sụn: Miếng xương và sụn trong khớp tách ra dẫn đến làm tổn thương nghiêm trọng lớp sụn bên trong. Dần dần gây ra sự mài mòn, nứt, giảm độ dày của sụn, giảm chức năng khớp.
  • Hình thành khối u xương: Mãnh xương và sụn bị tách ra không được giải phóng khỏi khớp thì chúng dễ bị gắn vào khớp và hình thành một khối u xương trong khớp.
  • Viêm và nhiễm trùng: Nếu khớp bị tổn thương thời gian dài thì tình trạng viêm sẽ nặng hơn và cơ thể sẽ bị đau, sưng và gặp các triệu chứng khác.

Điều trị bệnh viêm xương sụn bóc tách thế nào?

Ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong di chuyển, xuất hiện sưng đau tại các khớp thì bạn phải tìm đến bác sĩ để kịp thời thăm khám:

  • Điều trị không phẫu thuật: Lúc này cần tránh các hoạt động đòi hỏi vận động nặng, giảm trọng lượng lớn tác động lên khớp bị tổn thương. Bên cạnh đó phải thực hiện các liệu pháp massage và cố định khớp giúp giảm đau, cải thiện chuyển động khớp. Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc chống viêm không steroid để giảm đau và viêm.
  • Điều trị phẫu thuật: Một khi mắc viêm xương sụn với những biểu hiện nặng, bác sĩ sẽ can thiệp thủ thuật nội soi khớp để tháo gỡ các mảnh xương và sụn bị tách ra khỏi khớp. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ thay thế sụn tổn thương bằng sụn trên những vùng khác của cơ thể hay sụn nhân tạo. Ngoài ra bệnh nhân còn được can thiệp kỹ thuật sử dụng mảnh xương và sụn từ một nguồn khác để ghép vào vùng bị tổn thương trong khớp.

Viêm xương sụn bóc tách và những điều cần biết 3

>>>>>Xem thêm: Bé trai 9 tháng nặng 8kg: Tiêu chuẩn hay thiếu cân?

Điều trị viêm xương sụn bóc tách càng sớm càng tốt

Thực tế, tình trạng viêm xương có dễ điều trị dứt điểm hay không phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh và điều trị. Can thiệp càng sớm thì khả năng hồi phục của bạn càng nhanh. Ngoài ra bạn phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Nên chọn những thực phẩm tốt cho xương khớp giàu canxi, vitamin, khoáng chất, omega 3. Ngoài ra hạn chế lao động, vận động quá sức và tăng cường luyện tập các bài tập tăng sức bền, làm dẻo dai xương khớp.

Trên đây là những chia sẻ về viêm xương sụn bóc tách. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn hiểu hơn về chứng bệnh này và chủ động hơn trong việc kịp thời điều trị khi phát hiện bệnh hay đơn giản là có cách phòng bệnh hiệu quả hơn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *