U thận là các khối u bất thường xuất hiện ở thận. Thông thường, u thận thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm hình ảnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận nhé!
Bạn đang đọc: Phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận và cách phòng ngừa bệnh
U thận thường xuất hiện ở các bệnh nhân cao tuổi khoảng từ 50 đến 70 tuổi. Chẩn đoán hình ảnh u thận là một trong những phương pháp xác định mức độ bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu nhiều hơn về u thận cũng như phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận.
Contents
U thận là bệnh gì?
U thận là tình trạng các khối u bất thường xuất hiện ở thận, có thể có kích thước phát triển khác nhau tùy thuộc vào bản chất khối u cũng như cơ địa của người bệnh. U thận có 2 loại bao gồm u lành tính và u ác tính. Hầu hết các u lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó sẽ gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, có vài trường hợp u lành tính gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc phát triển thành một khối u ác tính.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên u thận nhưng sau đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ u thận:
- Hút thuốc lá: Đây có thể coi là nguy cơ hàng đầu gây nên u thận. Các bệnh nhân có mức độ sử dụng thuốc lá càng cao thì càng có nguy cơ bị u thận cũng như mắc các bệnh lý khác.
- Thừa cân – béo phì: Béo phì gây ra hàng loạt thay đổi bất thường cho thận như áp lực lọc, áp lực lọc máu của thận. Tỉ lệ người mắc bệnh u thận cũng cao hơn so với tỷ lệ mắc bệnh của các bệnh nhân khác.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các bệnh nhân làm những nghề như thợ nhuộm tóc, người làm ở trạm xăng dầu,… thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, điều đó làm thay đổi gen và các tế bào biến đổi dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh u thận nói riêng và các bệnh lý khác nói chung.
Vì sao phải chẩn đoán hình ảnh u thận?
Mục đích của việc chẩn đoán hình ảnh u thận là để phát hiện ra khối u cũng như kiểm soát được tình trạng khối u phát triển như thế nào từ đó đưa ra những giải pháp điều trị thích hợp. Khi ở giai đoạn đầu tiên, bệnh nhân sẽ không có bất kỳ biểu hiện hay triệu chứng gì khi mắc bệnh u thận. Bệnh nhân chỉ xuất hiện các dấu hiệu khi khối u đã phát triển quá to. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh u thận mà bệnh nhân có thể gặp:
- Đi tiểu ra máu;
- Đau tại vùng thắt lưng, mạn sườn;
- Cân nặng giảm đột ngột, cơ thể suy nhược, có cảm giác chán ăn;
- Đau đầu, chóng mặt, thường xuyên mệt mỏi; tay chân bị tê ngứa;
- Rối loạn thị giác;
- Sốt cao kéo dài.
Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận
Trường hợp mắc bệnh u thận sẽ không có biểu hiện gì, bệnh nhân phát hiện được bệnh chỉ khi vô tình xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh các bệnh lý khác. Nếu gặp phải u ác tính với các nang thận phức tạp như thành dày, khối u rắn thay vì lỏng thì người bệnh phải cần theo dõi thêm. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận thường được chỉ định áp dụng như:
Chụp CT ổ bụng và vùng chậu
Chụp CT là kỹ thuật dùng nhiều tia X quét trên một vùng cơ thể theo hình cắt ngang cùng với kỹ thuật máy tính cho ra hình ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều của bộ phận cần chụp, khi chụp CT thì bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm thuốc cản quang. Chụp CT giúp bác sĩ phân biệt được u lành tính hay u ác tính để đưa ra giải pháp điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật dùng sóng từ trường và sóng radio, bệnh nhân cũng được thuốc cản quang trước khi chụp. Chụp MRI giúp xác định những chi tiết cấu trúc ở thận, chẩn đoán chính xác tính chất của khối u. Trong rất nhiều trường hợp, chụp MRI tốt hơn rất nhiều bởi chụp MRI không dùng tia xạ, an toàn hơn nhiều so với chụp CT, chụp X-quang.
Tìm hiểu thêm: Nên uống bột diếp cá vào lúc nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Siêu âm vùng chậu và ổ bụng
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bệnh bằng đầu dò sóng âm tần số cao ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể, phản xạ lại và thể hiện qua hình ảnh y khoa. Đây là phương pháp an toàn dễ sử dụng, không xâm lấn, có thể phát hiện tốt khối u kể cả những khối u nhỏ. Thông qua hình ảnh có thể đo được kích thước, vị trí và tình trạng di căn qua các tế bào khác.
Chụp X-quang
Chụp X-quang là phương pháp dùng chùm tia X bức xạ cao mang một dạng năng lượng cực lớn, tia này sẽ xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch thể một cách dễ dàng, bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh để chẩn đoán hình thái của khối u có bị lệch, chèn ép, hay bị chệch hướng không.
Cách phòng tránh bị u thận
U thận là bệnh lý rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng con người nếu không điều trị và ngăn chặn kịp thời. Một số lối sống dưới đây sẽ giúp bạn ngăn chặn được u thận và một số loại bệnh lý khác:
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Tốt nhất bạn nên ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, ăn đa dạng chất dinh dưỡng chất để năng cao sức khỏe.
- Tránh hoặc loại bỏ thói quen hút thuốc: Trong thuốc lá chứa hàng ngàn loại chất độc hại, chất kích thích. Hút thuốc lá không chỉ làm tổn hại đến thận mà còn làm tổn hại đến các bộ phận. Bỏ được thuốc lá đồng nghĩa với việc giảm được tỷ lệ mắc các căn bệnh ung thư.
- Duy trì trọng lượng ổn định: Béo phì là yếu tố cơ bản gây lên nhiều căn bệnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, gan và các bộ phận khác. Béo phì không chỉ gây ra nhiều bệnh mà còn làm cho bạn tự ti về ngoại hình bản thân. Vì vậy hãy duy trì trọng lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe cũng như ngoại hình cho bản thân mình.
- Kiểm soát huyết áp cao: Huyết áp cao là tính hiệu cho ta biết được sức khỏe đang gặp vấn đề, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Vì vậy, người mắc huyết áp cao nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp tất tần tật về vấn đề vôi hóa xương
Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc về phương pháp chẩn đoán hình ảnh u thận cũng như mức độ nguy hiểm của u thận. Hy vọng bài viết này phần nào có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh u thận. Nói chung không chỉ ung thư thận mà tất cả loại ung thư đều rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm sẽ đe dọa đến tính mạng cũng chất lượng cuộc sống. Vì vậy các bạn hãy đi tầm soát ung thư tối thiểu 1 năm 1 lần để kiểm soát khả năng mắc bệnh ung thư nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể