Phương pháp phẫu thuật tiệt căn xương chũm được chỉ định khi người bệnh bị nhiễm trùng xương chũm mà điều trị nội khoa không hiệu quả. Cùng tìm hiểu về phương pháp này thông qua bài viết đưới đây của Kenshin nhé!
Bạn đang đọc: Phẫu thuật tiệt căn xương chũm là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?
Nhiễm trùng xương chũm là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của người bệnh. Do đó, việc phẫu thuật tiệt căn xương chũm là điều rất cần thiết để ngăn chặn kịp thời những biến chứng nguy hiểm. Vậy phẫu thuật tiệt căn xương chũm là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Kenshin giải đáp qua bài viết dưới đây.
Contents
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm là gì?
Xương chũm thuộc một phần của xương thái dương. Nó thường nằm ở sau tai, chứa đầy các tế bào không khí ở bên trong. Xương chũm có cấu tạo thông với hòm nhĩ và sào đạo. Đây chính là lý do vì sao bệnh viêm tai, nhiễm trùng tai không được chữa trị đúng cách thì sẽ lây lan đến tai giữa, gây ra bệnh lý viêm tai giữa mạn tính cholesteatoma, thậm chí là viêm tai xương chũm.
Mục đích của phương pháp phẫu thuật tiệt căn xương chũm là loại bỏ một hoặc nhiều phần xương phía sau tai. Từ đó, phá bỏ thành sau của ống tai xương, tạo thành một hốc nhỏ nối từ xương chũm, sào bào, thượng nhĩ và trung nhĩ đến tận ống tai ngoài.
Nhờ vào kỹ thuật này, bác sĩ có thể ngăn chặn một cách tối đa các tổn thương bên trong tai. Tuy nhiên, người bệnh vẫn không thể tránh được tình trạng suy giảm thính lực so với ban đầu.
Các loại phẫu thuật tiệt căn xương chũm
Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương thức phẫu thuật tiệt căn xương chũm khác nhau. Cụ thể:
Phẫu thuật cắt xương chũm bảo tồn
Kỹ thuật này hay còn được biết đến là phẫu thuật tiệt căn xương chũm bán phần, giúp bác sĩ giữ lại được toàn bộ màng nhĩ và chuỗi xương con. Ưu điểm của phương pháp này là cải thiện khả năng nghe của tai, làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh viêm tai giữa cholesteatoma.
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm kinh điển
Đây là phương pháp mổ tiệt căn xương chũm truyền thống, nhằm loại bỏ toàn bộ màng nhĩ, xương búa, xương đe, chỉ giữ lại xương bàn đạp và bít lỗ vòi. Các biến chứng của phương pháp này thường khá nguy hiểm, có nguy cơ để lại biến chứng cao hơn nên chỉ được áp dụng với những trường hợp bệnh xương chũm đã tiến triển phức tạp. Nó cũng được kết hợp linh hoạt với chỉnh hình tai giữa và hốc mổ, chỉnh hình cửa tai rộng để điều trị triệt để các triệu chứng của bệnh.
Quy trình phẫu thuật tiệt căn xương chũm
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm được đánh giá là vô cùng phức tạp. Vậy nên, bác sĩ cần thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ tuyệt đối quy trình như sau:
Trước khi phẫu thuật
Người bệnh được thăm khám kỹ càng về tình trạng bệnh lý và thể trạng hiện tại. Bạn cũng cần thông báo rõ với bác sĩ về tiểu sử mắc bệnh để bác sĩ xem xét về nguy cơ tai biến sau khi phẫu thuật. Đồng thời, chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như: Chụp xương chũm, thính lực đồ,…
Nhân viên y tế sẽ thực hiện cạo sạch tóc ở phía sau và vị trí cách vành tai khoảng 5cm để bác sĩ dễ dàng phẫu thuật. Bệnh nhân cũng được hướng dẫn nhịn ăn trước khi phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Xịt chống muỗi và những lợi ích để bảo vệ sức khỏe
Trong khi phẫu thuật
Các bước phẫu thuật sẽ được tiến hành lần lượt:
- Bước 1: Gây mê toàn thân và vệ sinh ống tai ngoài, cùng với hòm nhĩ.
- Bước 2: Rạch một đường ở vùng da sau tai, từ đường thái dương mỏm đến mỏm xương chũm, sao cho khoảng cách đến rãnh tai sau là khoảng 0,5cm.
- Bước 3: Bóc tách các tổ chức cân cơ, cho đến khi mặt ngoài của xương chũm và thành sau ống tai ngoài lộ ra ngoài.
- Bước 4: Khi quan sát được toàn bộ đường thái dương, gai Henle và sào bào, bác sĩ sẽ tiếp tục bóc tách vạt da sau ống tai ngoài và hòm nhĩ.
- Bước 5: Từ từ khoan vào xương chũm ở vị trí ngay sau gai Henle, sao cho mũi khoan song song với ống tai ngoài và xương thái dương. Phía sau mũi khoan cần chạm đến góc Citelli và vỏ xương của máng tĩnh mạch bên, phía dưới giới hạn từ mỏm chũm đến đầu của cơ nhị thân.
- Bước 6: Khoan hạ thấp tường ống Fallop sao cho ngang với mức hạ nhĩ, để lộ ra ngách dây thần kinh VII và ngách nhĩ.
- Bước 7: Loại bỏ các tổ chức viêm, xương đe cùng với phần còn lại của xương búa và màng nhĩ, chỉ giữ lại phần xương từ niêm mạc hòm nhĩ đến loa vòi nhĩ và xương bàn đạp.
- Bước 8: Thay mũi khoan kim cương để mài sạch xương bàn đạp.
- Bước 9: Làm sạch cholesteatoma và matrix xung quanh vành bán khuyên, ngách nhĩ, ngách mặt, ngách trên vòi, rồi đến hòm nhĩ.
- Bước 10: Rửa sạch hốc mổ, chỉnh hình ống tai và khâu lại vết thương.
Sau phẫu thuật
Nguyên tắc quan trọng nhất sau phẫu thuật là theo dõi và xử lý các tai biến (nếu có). Trong 6 ngày đầu tiên, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: Chóng mặt, liệt mặt, chảy máu, tăng thân nhiệt bất thường,… Từ ngày thứ 7, bệnh nhân đã có thể thay băng vết thương và cắt chỉ. Nếu cơn đau vẫn xuất hiện thường xuyên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
Tốt nhất, bạn nên tránh làm các việc nặng như: Mang, vác, chạy, nhảy,… trong ít nhất 2 – 4 tuần đầu. Trong trường hợp miệng vết thương xuất hiện tình trạng sùi, viêm, bạn có thể làm sạch bằng nước, dung dịch nước muối 0,9% và cồn y tế. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như: Hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, suy hô hấp,… bạn nên đến thăm khám để được bác sĩ xử lý kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Tiểu không tự chủ: Phân loại, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng
Phẫu thuật tiệt căn xương chũm là phương pháp điều trị tương đối phức tạp, đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao. Do đó, bạn hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện nhé! Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào vì phẫu thuật là một điều trị y tế quan trọng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể