Phẫu thuật Maze là một trong những can thiệp ngoại khoa giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch, điển hình là bệnh rung nhĩ. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết đến phương pháp can thiệp ngoại khoa này. Để giải đáp thắc mắc phẫu thuật Maze là gì, hãy cùng Kenshin tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Phẫu thuật maze là gì? Những lưu ý khi tiến hành phẫu thuật Maze
Phẫu thuật Maze là gì? Phẫu thuật này có nguy hiểm không và người bệnh cần lưu ý những gì khi phẫu thuật? Câu trả lời sẽ được Kenshin bật mí trong bản tin sức khỏe hôm nay.
Contents
Phẫu thuật Maze là gì?
Phẫu thuật Maze là gì? Phẫu thuật Maze là phương pháp điều trị tình trạng nhịp tim không đều gây ra bởi tình trạng rung nhĩ. Trên thực tế, đa số bệnh nhân rung nhĩ sẽ không cần phải thực hiện đến phương pháp này.
Tuy nhiên, trong trường hợp các phương pháp điều trị khác như điều trị nội khoa, cắt đốt điện qua ống thông hay liệu pháp chuyển đổi nhịp tim không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật Maze. Phẫu thuật Maze hướng đến mục tiêu đó là khắc phục tình trạng rối loạn nhịp tim và đưa nhịp tim của người bệnh trở lại bình thường.
Ở phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tạo ra những vết cắt nhỏ trên mô tim và các mô sẹo từ đó được hình thành. Các mô sẹo này sẽ tạo ra một đường dẫn cho các tín hiệu của tim đi đến tâm thất đồng thời ngăn chặn tín hiệu điện bất thường.
Các chuyên gia y tế nhận định, phẫu thuật Maze là kỹ thuật can thiệp ngoại khoa nhanh với tính chất xâm lấn tối thiểu. Tuy vậy, phương pháp này lại khá phức tạp, không phù hợp với mọi bệnh nhân cũng như yêu cầu đội ngũ nhân viên y tế thực hiện phẫu thuật phải giàu kinh nghiệm. Trên thực tế, phẫu thuật Maze tiềm ẩn một số nguy cơ biến chứng như chấn thương, rối loạn nhịp tim.
Các loại phẫu thuật Maze
Các loại phẫu thuật
maze là gì? Hiện nay, có 2 loại phẫu thuật Maze đó là phẫu thuật Maze tim hở và phẫu thuật Maze ít xâm lấn. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật Maze phù hợp.
Phẫu thuật Maze tim hở
Phẫu thuật Maze tim hở hiểu một các đơn giản là các bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành đồng thời cả phẫu thuật Maze và phẫu thuật tim hở. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp người bệnh cần phẫu thuật sửa chữa van tim hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành có kèm theo tình trạng rung nhĩ.
Để thực hiện phẫu thuật này, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt xương ức, mở lồng ngực và làm ngừng tim. Tiếp sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành tạo các vết cắt nhỏ giống mê cung ở tâm nhĩ và các vết cắt này sẽ hình thành mô sẹo, hướng tín hiệu điện đi theo một hướng mới từ đó cải thiện tình trạng rung nhĩ. Trong suốt quá trình phẫu thuật, người bệnh sẽ được kết nối với máy tim phổi nhân tạo.
Phẫu thuật Maze ít xâm lấn
Phẫu thuật Maze ít xâm lấn hay phẫu thuật Maze xâm lấn tối thiểu (Mini – Maze) là loại phẫu thuật Maze phù hợp với những bệnh nhân chỉ bị rung nhĩ.
Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ thông qua các lỗ rạch nhỏ trên thành ngực để tiếp cận tim. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng năng lượng lạnh hoặc năng lượng nhiệt để tạo ra các mô sẹo trên mô tim. Việc làm này có tác dụng ngăn chặn các xung điện bất thường từ đó cải thiện tình trạng rung nhĩ.
Loại phẫu thuật Maze này có thể được thực hiện ngay cả khi tim người bệnh vẫn còn đập.
Phẫu thuật Maze có robot hỗ trợ
Ngày nay, với sự phát triển của y học, phẫu thuật Maze còn có một dạng khác đó là phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot. Đây là một dạng của phẫu thuật Maze ít xâm lấn song phương pháp này giúp khắc phục nhiều hạn chế của phương pháp phẫu thuật Maze xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật Maze tim mở.
Với hình ảnh trường mổ 3D sắc nét với độ phân giải cao, kết hợp với cánh tay robot linh hoạt, dạng phẫu thuật Maze ít xâm lấn này mang lại hiệu quả cao cho cuộc phẫu thuật đồng thời hạn chế tối đa biến chứng.
Phẫu thuật Maze có nguy hiểm không?
Trên thực tế, bất cứ phẫu thuật nào cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và phẫu thuật Maze là một trong số đó. Các báo cáo thống kê cho thấy, phẫu thuật Maze có nguy cơ rủi ro song tỷ lệ xảy ra biến chứng không cao. Theo đó, có ít hơn 1% bệnh nhân tử vong khi thực hiện phẫu thuật Maze đơn thuần và tỷ lệ này sẽ cao hơn một chút nếu có kết hợp cùng các loại phẫu thuật khác.
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, nguy cơ rủi ro chỉ là có thể xảy ra chứ không phải là chắc chắn sẽ xảy ra và khi cân nhắc với lợi ích của việc đưa nhịp tim trở về nhịp xoang thì đưa nhịp tim trở về nhịp xoang quan trọng hơn rất nhiều.
Các biến chứng được ghi nhận sau phẫu thuật Maze là giữ nước và rối loạn nhịp tim trong những tuần đầu sau mổ. Tuy nhiên, khi tim và cơ thể hồi phục thì các biến chứng này cũng sẽ dần được cải thiện. Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng máy tạo nhịp tim vĩnh viễn bởi rung tâm nhĩ có vấn đề với ổ phát nhịp tự nhiên của tim hoặc do có chấn thương trong phẫu thuật.
Ngoài ra, một đánh giá của nghiên cứu cho thấy nguy cơ rủi ro sau phẫu thuật còn có thể bắt nguồn từ nguồn năng lượng sử dụng trong phẫu thuật kết hợp với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bác sĩ cũng như việc chăm sóc sau phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Viêm mép môi là bệnh gì? Phải làm gì khi bị viêm mép môi?
Những lưu ý khi tiến hành phẫu thuật Maze
Trước khi tiến hành phẫu thuật Maze, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hô hấp và tình trạng đông máu trong và sau phẫu thuật. Chính vì thế, trước phẫu thuật tối thiểu 2 tuần, người bệnh cần tránh hút thuốc lá.
- Đêm trước phẫu thuật, người bệnh cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Cùng với đó, không ăn sau nửa đêm bởi thức ăn và đồ uống trong dạ dày có thể khiến người bệnh gặp các vấn đề không đáng có trong quá trình phẫu thuật.
- Ngoài ra, trước phẫu thuật, người bệnh cần hoàn thành nốt thủ tục hành chính và làm các thăm dò cận lâm sàng để đảm bảo không đang có nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe bất thường khác ảnh hưởng đến kết quả của ca phẫu thuật.
- Trong trường hợp người bệnh quá căng thẳng, nên trao đổi với bác sĩ và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc để giảm căng thẳng trước khi phẫu thuật.
- Người bệnh sẽ được gắn các điện cực điện tâm đồ vào lưng và ngực để theo dõi nhịp tim. Sau đó, người bệnh sẽ được gây mê trong suốt quá trình phẫu thuật.
Kết thục phẫu thuật Maze, người bệnh sẽ được chuyển đến phòng hồi sức sau mổ để theo dõi trong 24 giờ sau đó bệnh nhân được chuyển về phòng bệnh thông thường và tiếp tục được theo dõi. Trong giai đoạn này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh hoạt động nhiều;
- Thực hiện y lệnh thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế. Ngay sau phẫu thuật, bác sĩ thường kê thuốc lợi tiểu nhằm điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể người bệnh sau phẫu thuật và Aspirin hoặc một số loại thuốc chống đông máu để ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
- Trong một vài tuần sau mổ, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở vùng ngực, ngứa tại vết mổ… Tuy nhiên, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau tại xung quanh vết mổ thì hãy lập tức tìm kiếm sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
- Thời gian hồi phục của người bệnh phẫu thuật Maze tim mở thường lâu hơn so với phẫu thuật Maze ít xâm lấn. Trên thực tế, sau một vài tuần sau phẫu thuật, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
- Người bệnh sau khi được xuất viện vẫn cần duy trì lịch tái khám với bác sĩ để có thể theo dõi và đánh giá sự hồi phục sau phẫu thuật. Thông thường, nhịp tim của người bệnh sẽ trở lại bình thường sau vài tháng kể từ thời điểm tiến hành phẫu thuật Maze.
- Khi tình trạng bệnh đã ổn định, người bệnh vẫn cần duy trì khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
>>>>>Xem thêm: Ăn tôm sống có an toàn không? Cần lưu ý gì khi ăn tôm sống?
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh phẫu thuật Maze. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trong bài viết hôm nay, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc phẫu thuật Maze là gì đồng thời hiểu rõ hơn về phương pháp can thiệp điều trị ngoại khoa cho người bệnh rung nhĩ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể