Viêm phổi là bệnh lý rất thường gặp với tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ tư, vì vậy việc điều trị dứt điểm bệnh cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả là vô cùng cần thiết. Hiện nay, phác đồ điều trị viêm phổi mà các bác sĩ thường sử dụng sẽ bao gồm các loại kháng sinh nào?
Bạn đang đọc: Phác đồ điều trị viêm phổi ngoại trú và nội trú tại bệnh viện
Viêm phổi là bệnh lý gây nhiễm trùng cấp tính nhu mô phổi, phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi. Bệnh có khả năng tiến triển nghiêm trọng, tử vong trung bình từ 5-10 %, đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi và những người có bệnh kèm. Hãy cùng tìm hiểu về phác đồ điều trị viêm phổi ngoại trú và tại bệnh viện qua bài viết sau.
Contents
Nguyên tắc điều trị viêm phổi
Nên điều trị kháng sinh sớm cho các bệnh nhân viêm phổi do vi khuẩn, thời gian vàng là trước 4 giờ hoặc trong vòng 1 giờ nếu bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng huyết hay viêm phổi nặng. Dùng kháng sinh có kinh nghiệm nhưng phải có định hướng dựa trên:
- Mức độ nặng của bệnh, tương đồng với độc lực của vi khuẩn.
- Nguy cơ dễ bị kháng thuốc trên các cơ địa có bệnh đồng phối hợp, suy giảm miễn dịch, sử dụng kháng sinh trong vòng 90 ngày, thường xuyên nhập viện, gần đây có bằng chứng nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc (viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế).
- Dùng kháng sinh có tác dụng với căn nguyên gây bệnh (nếu có bằng chứng), lưu ý tới tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn tại địa phương.
Chú ý khai thác tiền sử dị ứng thuốc, tương tác thuốc của bệnh nhân. Ưu tiên sử dụng kháng sinh uống nếu mức độ viêm phổi không nặng. Ngược lại nếu bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh chích trong bệnh viện nên đánh giá mỗi 48 giờ và chuyển sang kháng sinh uống thích hợp để cho bệnh nhân xuất viện đúng thời điểm.
Thời gian sử dụng kháng sinh thông thường từ 5 đến 7 ngày, trừ một số trường hợp đặc biệt. Đối với các kháng sinh loại phụ thuộc thời gian cần duy trì thời gian nồng độ thuốc cao trong máu kéo dài để đảm bảo hiệu quả diệt vi khuẩn. Đối với các kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ thì phải đảm bảo thuốc dùng liều đạt hiệu quả.
Phác đồ điều trị viêm phổi
Khi chưa xác định được căn nguyên gây bệnh, phác đồ điều trị viêm phổi cho bệnh nhân như sau:
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
Viêm phổi mức độ trung bình bệnh nhân sẽ được điều trị ở khoa nội hô hấp, sử dụng kháng sinh Cephalosporin phổ rộng kết hợp với một thuốc Macrolid hoặc B-lactam kết hợp với Macrolid hoặc Fluoroquinolone. Viêm phổi mức độ nặng bệnh nhân được điều trị tại khoa hồi sức tích cực như sau:
- Sử dụng kháng sinh Cephalosporin phổ rộng hoặc B-lactam kết hợp với Macrolid hoặc Fluoroquinolone.
- Bệnh nhân có bệnh cấu trúc phổi kết hợp với thuốc kháng Pseudomonas và thêm một thuốc Fluoroquinolone.
- Thời gian điều trị tối thiểu 5 ngày, bệnh nhân phải hết sốt sau 48-72 giờ, huyết áp ổn định, bệnh nhân ăn uống được và SpO2>90%, thời gian điều trị có thể cần kéo dài hơn tùy từng trường hợp.
- Nếu bệnh nhân hậu nhiễm cúm, nghi ngờ có khả năng nhiễm tụ cầu: Điều trị bằng Vancomycin, Levofloxacin hoặc Moxifloxacin.
- Nếu bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong vòng 3 tháng trước: Điều trị bằng Ampicillin liều cao, Azithromycin hoặc Levofloxacin.
- Các trường hợp khác bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như tác nhân nghi nhiễm để xử trí.
Tìm hiểu thêm: Điều trị và phòng tránh mắt bị lông quặm hiệu quả
Bệnh nhân điều trị ngoại trú
Các thuốc thường được sử dụng là Amoxicillin, Amoxicillin Clavulanate, Doxycycline, Macrolide hay Fluoroquinolone. Ở vùng có tỷ lệ phế cầu kháng với Macrolid và Doxycyclin trên 20% như Việt Nam thì không nên dùng hai kháng sinh đầu tay này khi không có nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn không điển hình.
Trong trường hợp sử dụng Fluoroquinolone, Macrolide cần chú ý một số tác dụng phụ nghiêm trọng như kéo dài QT, viêm gân cơ, hạ đường huyết,…
Cần chú ý thận trọng sử dụng Fluoroquinolone như một kháng sinh đầu tay khi chưa loại trừ bệnh nhân có bệnh lao phối hợp, nhất là những trường hợp lao kháng thuốc.
Thông thường sẽ đánh giá hiệu quả kháng sinh sau 2-3 ngày điều trị, cải thiện khi tình trạng lâm sàng bớt sốt, bệnh nhân ăn uống khá hơn, vẻ mặt bớt nhiễm trùng, các dấu hiệu sinh tồn như nhịp tim bớt nhanh
Phòng ngừa viêm phổi
Tiêm ngừa cúm và phế cầu là biện pháp thường được khuyên dùng để phòng ngừa viêm phổi cộng đồng:
- Khi lần đầu tiêm lúc
- Đối với người mắc các bệnh hồng cầu hình liềm, đã cắt lách hoặc suy giảm miễn dịch: Thực hiện tiêm nhắc trên 3 năm sau lần tiêm trước (đối với trẻ dưới 10 tuổi) và trên 5 năm (đối với người trên 10 tuổi).
- Đối với người mắc bệnh tim phổi mạn, đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan mạn, dò dịch não tủy: Không cần tiêm nhắc lại.
Ngoài ra còn các bệnh pháp khác để phòng ngừa viêm phổi như vệ sinh môi trường sống, rửa tay, đeo khẩu trang khi mắc bệnh, không hút thuốc lá, điều trị các bệnh đồng mắc gây tổn thương cấu trúc phổi và suy giảm miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh quai bị nhanh nhất và những biện pháp phòng ngừa
Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về phác đồ điều trị viêm phổi cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh. Vì tại thời điểm chẩn đoán, việc tìm ra tác nhân gây bệnh là hiếm thấy nên các bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm lâm sàng tình trạng của bệnh nhân cùng các yếu tố liên quan để chọn được phác đồ phù hợp.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể