Ống tai ngoài nằm ở đâu? Viêm ống tai ngoài nguy hiểm không và điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây của Kenshin.
Bạn đang đọc: Ống tai ngoài nằm ở đâu? Tìm hiểu bệnh viêm ống tai ngoài
Ống tai ngoài nằm ở đâu? Được biết, ống tai ngoài là phần nằm giữa vành tai và màng nhĩ, hình dạng cong giống chữ S. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai. Một số bệnh thường gặp ở ống tai ngoài bao gồm: Viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa,…
Contents
Vị trí ống tai ngoài nằm ở đâu?
Vị trí của ống tai là nằm giữa vành tai và màng nhĩ. Khác biệt với các vị trí khác có hình dạng thẳng, ống tai ngoài thường có độ cong như hình chữ S. Phần bên ngoài của ống tai chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ra ráy tai.
Một đặc điểm quan trọng của ống tai là khả năng tự làm sạch. Các sợi lông mềm tại vị trí này sẽ nhẹ nhàng đẩy những phần ráy tai và tế bào da chết ra khỏi cửa tai. Kích thước của ống tai ngoài thay đổi đáng kể giữa mỗi người. Trung bình ở người lớn, chiều dài của ống tai là từ 2,3cm đến 2,9cm, với đường kính khoảng 0,7cm.
Nhiệt độ và độ ẩm trong ống tai thường ổn định. Nhiều bệnh viện sử dụng nhiệt kế đo tai để đo nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do có những cấu trúc và đặc điểm như vậy nên ống tai ngoài rất dễ bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Bệnh viêm ống tai ngoài do nguyên nhân gì gây ra?
Viêm tai ngoài thường do sự xâm nhập của vi khuẩn, tuy nhiên, nó cũng có thể bắt nguồn từ nhiễm nấm và bệnh lý cơ địa. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra viêm ống tai ngoài thường gặp nhất:
- Ráy tai bị làm sạch quá mức hoặc cuốn trôi khi bơi lội, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng máy trợ thính hoặc nút tai làm tổn thương ống tai và tích lũy vi khuẩn.
- Tích tụ quá nhiều ráy tai bên trong ống tai hoặc vô tình đẩy ráy tai vào sâu bên trong khi làm sạch.
- Ống tai hẹp, nơi nước có thể bị mắc kẹt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.
- Bị các vấn đề về da như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến, khiến cho da dễ bong tróc và nhiễm trùng.
- Những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Viêm ống tai ngoài không phân biệt độ tuổi và thường thấy phổ biến trong những tháng mùa hè, đặc biệt là ở trẻ em. Hoạt động bơi lội có thể tăng nguy cơ nước vào tai, gây ra tình trạng viêm ống tai ngoài.
Triệu chứng của viêm ống tai ngoài
Nếu có các triệu chứng sau đây kéo dài, có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm ống tai ngoài. Cụ thể là:
- Khu vực ống tai sưng to, đỏ rát;
- Xuất hiện các mảng da bong tróc, khô hoặc các nốt chàm quanh ống tai ngoài;
- Đau tai dữ dội;
- Ngứa ống tai ngoài, khi chạm vào có mủ chảy ra;
- Suy giảm khả năng nghe;
- Thân nhiệt tăng, sốt cao;
- Có cảm giác đầy trong tai.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 10 tháng tuổi bị nổi hạch sau tai có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu?
Viêm ống tai ngoài có nguy hiểm?
Viêm ống tai ngoài có thể là một bệnh ngắn hạn (cấp tính) hoặc dài hạn (mãn tính). Viêm ống tai ngoài cấp tính xuất hiện đột ngột và thường hết trong sáu tuần, nhưng có thể tái phát. Viêm ống tai ngoài mãn tính khiến bạn có các triệu chứng kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn. Điều này có nguy cơ làm bạn bị điếc vĩnh viễn.
Nhiễm trùng tai ngoài có thể chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của ống tai hoặc toàn bộ ống tai. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào độ lan rộng của vùng bị viêm.
Viêm ống tai ngoài ác tính là một tình trạng viêm nhiễm nặng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bị bệnh tiểu đường. Đây là thể bệnh cần điều trị tích cực và phát hiện sớm để giữ an toàn cho người bệnh.
Điều trị viêm ống tai ngoài
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng như viêm ống tai ngoài sẽ được loại bỏ nhanh chóng nếu điều trị đúng. Tuy nhiên, một số ca nặng có thể kéo dài trong ba tháng hoặc lâu hơn. Sau đây là các phương pháp điều trị thường gặp:
Nhỏ thuốc đau tai
Bệnh nhân sẽ được kê các loại thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh để ức chế hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra có thể bổ sung thêm thuốc kháng viêm, giảm đau để cải thiện các triệu chứng.
Việc lựa chọn và kết hợp thuốc cần được chỉ định bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Tuyệt đối không tự ý kê đơn để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm mà các dược chất gây ra.
>>>>>Xem thêm: Bệnh Behcet là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh Behcet
Sử dụng thuốc điều trị
Trường hợp viêm da cơ địa như bệnh chàm gây bong tróc ống tai ngoài, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại kem thoa. Chủ yếu là để cấp ẩm và giảm viêm để ngăn ngừa bệnh. Trường hợp viêm nặng cần bổ sung thêm thuốc đường uống. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.
Lưu ý là việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ đúng, đủ và đều. Tự ý sử dụng hoặc ngừng kháng sinh trước thời hạn sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc. Nếu bệnh tái phát trở lại khi này việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém.
Cách phòng ngừa viêm ống tai ngoài hiệu quả
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm ống tai ngoài, đặc biệt là đối với trẻ em, sau đây là một số biện pháp đơn giản:
- Tránh để ướt tai và nên chuẩn bị khăn sạch hoặc máy sấy sử dụng sau mỗi lần tắm, bơi hoặc rửa tai.
- Thường xuyên làm sạch các vật dụng tiếp xúc với tai như tai nghe, nút tai,…
- Đừng bơi trong nước ô nhiễm mà hãy lựa chọn bể bơi có hệ thống vệ sinh đảm bảo chất lượng.
- Tránh rửa tai bằng xà phòng vì có thể làm giảm tính axit tự nhiên của ống tai. Do đó mà vi khuẩn và nấm có thể dễ dàng xâm nhập vào và gây viêm nhiễm.
- Đối với trẻ em cần thường xuyên rửa tay và đồ chơi để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, duy trì thói quen tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
- Thường xuyên vệ sinh ga gối, khu vực ngủ ít nhất 1 lần/tuần để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp hiểu thêm vị trí ống tai ngoài nằm ở đâu và bệnh lý viêm ống tai ngoài thường gặp. Hy vọng những thông tin trên của Kenshin sẽ mang lại nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích cho bạn.
Xem thêm: Vành tai có tác dụng gì đối với cơ thể?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể