Ợ nóng có nguy hiểm không? Cách điều trị chứng ợ nóng như thế nào?

Ợ nóng là tình trạng báo hiệu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Hiện tượng ợ nóng không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của họ.

Bạn đang đọc: Ợ nóng có nguy hiểm không? Cách điều trị chứng ợ nóng như thế nào?

Ợ nóng là tình trạng thường gặp ở các người bệnh có vấn đề về tiêu hóa. Khi bị ợ nóng, chúng ta sẽ có cảm giác một luồng hơi nóng rát ở thực quản gây ra sự khó chịu. Tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ cản trở sinh hoạt của người bệnh, khiến họ bị mất tự tin trong giao tiếp, khó tập trung. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng là từ đâu? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ợ nóng là gì?

Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục, bạn nên hiểu rõ được tình trạng ợ nóng là gì. Thực chất, hiện tượng ợ nóng là tình trạng lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày bị trào ngực lên thực quản, khiến nóng rát vùng cổ họng, xương ức và ngược. Ợ nóng không phải bệnh lý rõ ràng mà chỉ là một triệu chứng cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

Ợ nóng có nguy hiểm không? Cách điều trị chứng ợ nóng như thế nào 1 Ợ nóng là hiện tượng acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng nóng rát cổ họng.

Khi mới bắt đầu, người bệnh sẽ thấy nóng rát ở cơ trơn thực quản, sau đó mở rộng lên cổ họng và vị trí mang tai. Nếu như đang nằm hoặc cơ thể đang uốn cong mà bị ợ nóng, thì bạn có thể bị đau nhức toàn thân.

Nguyên nhân gây ợ nóng

Hiện tượng nóng không phải là bệnh lý cụ thể, nhưng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết đường tiêu hóa hoặc dạ dày đang xuất hiện nhiều vấn đề. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ợ nóng xuất phát từ hai lý do: Thói quen sinh hoạt,ăn uống hoặc bệnh lý tiềm ẩn.

Thói quen ăn uống – sinh hoạt

Ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ: Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ làm cản trở quá trình nghiền nát và tiêu hóa thức ăn ở dạ dày. Thức ăn dư thừa còn lại chưa kịp tiêu hóa sẽ ứ đọng trong dạ dày, từ đó sinh ra khí và khiến áp suất khoang tiêu hóa tăng lên. Áp suất tăng dẫn đến việc cơ thắt thực quản dưới bị đè nén, khí và acid trong dạ dày sẽ bị đẩy ngược lên thực quản gây ra tình trạng ợ nóng.

Tìm hiểu thêm: Nội tiết tố là gì? Tác động của nội tiết tố đối với cơ thể

Ợ nóng có nguy hiểm không? Cách điều trị chứng ợ nóng như thế nào 2 Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ợ nóng.

Ăn thức ăn cay nóng: Những thực phẩm có vị cay nóng sẽ kích thích tiết acid dịch vị, làm cho nhu động dạ dày bị rối loạn, acid dư thừa sẽ bị đẩy ngược lên thực quản, gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu và ợ nóng. Hiện tượng này cũng sẽ lặp lại tương tự khi bạn uống nhiều thức uống có gas, cồn hoặc chất kích thích.

Vận động mạnh: Những bài tập thể thao như gập bụng, trồng cây chuối, chạy nhanh, đẩy tạ,… đều tạo nhiều áp lực cho vùng bụng và vùng ngực. Điều này vô tình gây sức ép lên dạ dày khiến acid dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản và gây ra hiện tượng ợ nóng.

Uống thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm như NSAID hoặc Glucocorticoid có khả năng khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị mỏng đi. Lúc này, acid dịch vị sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày, khiến hệ thần kinh bị kích thích, chi phối co bóp dạ dày. Dẫn đến dạ dày hoạt động không ổn định, thức ăn và acid dịch vị lại bị đẩy ngược lên thực quản, khiến bạn bị ho và ợ nóng.

Ợ nóng do bệnh lý

Nếu như ợ nóng do thói quen ăn uống và sinh hoạt gây ra, thì tình trạng này chỉ kéo dài tối đa 3 ngày. Ngược lại, nếu hiện tượng này diễn ra nhiều ngày kèm theo nhiều triệu chứng khác, thì nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều căn bệnh.

Viêm loét dạ dày: Khi bị viêm loét dạ dày, chức năng tiêu hóa thức ăn của cơ thể sẽ bị giảm, acid dịch vị tăng cao làm rối loạn nhu động co bóp của dạ dày. Thức ăn trong khoang tiêu hóa sẽ dễ bị trào ngược lên thực quản khiến bạn thấy bị buồn nôn, ợ nóng, khó tiêu,…

Ung thư dạ dày: Ợ nóng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư dạ dày. Lúc bấy giờ, ngoài hiện tượng ợ nóng, người bệnh còn dễ buồn nôn, đau đớn, chức năng tiêu hóa kém, miệng bị đắng,…

Ợ nóng có nguy hiểm không? Cách điều trị chứng ợ nóng như thế nào 3

>>>>>Xem thêm: Motilium-M uống trước hay sau ăn? Cách dùng thuốc Motilium-M

Ợ nóng kéo dài quá 3 ngày kèm theo nhiều triệu chứng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Sỏi mật: Mật có vai trò tiết ra dịch mật chứa enzyme tiêu hóa thức ăn dầu mỡ. Khi bị bệnh sỏi mật, dịch mật tiết ra không đủ để tiêu hóa thực phẩm dầu mỡ. Từ đó dễ làm niêm mạc đường ruột bị kích thích khiến người bệnh bị buồn nôn, ợ nóng, trào ngược thức ăn,…

Ợ nóng khi mang thai

Theo khảo sát, có khoảng 80% phụ nữ mang thai gặp phải triệu chứng ợ nóng. Nếu triệu chứng ợ nóng chỉ xuất hiện trong quá trình mang thai thì đây chỉ là biểu hiện của ợ nóng sinh lý, không gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ợ nóng khi mang thai là nội tiết tố thay đổi và sự chèn ép của em bé trong những tháng cuối thai kỳ.

Bị ợ nóng phải làm sao?

Làm thế nào để cải thiện tình trạng ợ nóng? Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây ra ợ nóng xuất phát từ bệnh lý, thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp ợ nóng do thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh, khoa học, tránh xa việc gây kích thích lên dạ dày.

  • Hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, có gas hoặc chứa chất kích thích.
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn không chỉ giúp làm sạch mảng bám, khử mùi hôi miệng mà còn khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh, loại bỏ acid nhanh hơn.
  • Không nên nằm ngay sau khi ăn mà cần đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa tốt. Khi ngủ, bên nên nghiêng sang bên trái, vừa tốt cho tim lại vừa giảm trào ngược dạ dày.

>>> Không còn ợ nóng và khó tiêu – Thuốc dạ dày Gaviscon sẽ giúp bạn trở lại cuộc sống thoải mái.

Khi bị ợ nóng, có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Nếu tình trạng ợ nóng kéo dài, bạn nên đi khám sức khỏe để được phát hiện và xử trí điều trị kịp thời.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *