Nội soi NBI: Bước đột phá mới của công nghệ tầm soát ung thư

Nội soi NBI là kỹ thuật nội soi hiện đại bằng dải tần ánh sáng hẹp giúp tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư trong hệ tiêu hóa. Vì thế sự ra đời của công nghệ NBI đã đóng góp nhiều lợi ích trong công tác phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bạn đang đọc: Nội soi NBI: Bước đột phá mới của công nghệ tầm soát ung thư

Trước tình hình đáng báo động về số lượng người mắc bệnh ung thư tại Việt Nam ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Nhiều chuyên gia đã khuyến khích người dân nên có sự chủ động trong việc phòng ngừa ung thư, đặc biệt là khi gặp các vấn đề về đường tiêu hóa nên thực hiện tầm soát định kỳ để phát hiện sớm trước khi tế bào phát triển hình thành các khối u.

Do đó bên cạnh các phương pháp tầm soát truyền thống thì kỹ thuật nội soi NBI với dải tần ánh sáng hẹp cũng là một bước đột phá lớn trong ngành y học, mang lại nhiều lợi ích trong việc phòng chống ung thư. Vậy nội soi NBI là gì? Có điểm gì nổi bật? Hãy cùng xem qua bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ mới này nhé.

Công nghệ nội soi NBI là gì?

Nội soi được chỉ định khi người bệnh có nhiều dấu hiệu nghi ngờ về các bệnh lý dạ dày hay đại tràng mà các phương pháp khác như chụp CT, chụp MRI và siêu âm không phát hiện ra. Được đánh giá là kỹ thuật thăm dò chính xác những tổn thương bên trong hệ đường ruột như viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt khi có các yếu tố nghi ngờ ung thư đường tiêu hóa. Trong số các công nghệ nội soi hiện nay thì NBI là phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hiệu quả hàng đầu hiện được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Công nghệ nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI (narrow band imaging) có nguồn gốc từ Nhật Bản, hoạt đồng bằng cách sử dụng các dải ánh sáng đơn sắc chiếu qua hệ thống kính lọc đặt ở đầu dây nội soi tạo thành các bước sóng 415nm và 540nm vì hemoglobin hồng cầu trong lòng mạch có khả năng hấp thụ cao nhất ở 2 bước sóng này để có được hình ảnh phản chiếu tốt nhất của mô và niêm mạc. Vì lẽ đó mà NBI vẫn luôn được áp dụng để phát hiện các mầm mống ung thư ruột từ giai đoạn rất sớm.

Nội soi NBI: Bước đột phá mới của công nghệ tầm soát ung thư 1

Nội soi NBI với dải tần ánh sáng hẹp là phương pháp nội soi hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay

Điểm khác biệt của nội soi NBI so với truyền thống?

Dưới đây là một số điểm khác biệt mà Kenshin đã tổng hợp để mọi người đánh giá chi tiết hơn về hai phương pháp nội soi truyền thống và nội soi NBI, cụ thể:

Phương pháp nội soi truyền thống

Nội soi truyền thống hoạt động nhờ sử dụng ánh sáng trắng để quan sát và đánh giá tổng quan tình trạng tổn thương ở lớp niêm mạc ở cơ quan tiêu hóa để phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm như polyp dạ dày, polyp đại tràng,… Để can thiệp cắt bỏ polyp trong lúc nội soi.

Phương pháp nội soi NBI

Ngược lại với nội soi truyền thống, nội soi NBI sử dụng loại ánh sáng đơn sắc (ánh sáng xanh) và ống nội soi mềm kèm theo bộ lọc R/G/B filter theo nguyên lý các dải tần ánh sáng hẹp (ánh sáng có bước sóng ngắn) trên bộ kính lọc được đưa vào bên trong cơ thể giúp phóng đại hình ảnh sắc nét to lên gấp nhiều lần tại các cơ quan như đại trực tràng, tá tràng,… Để dễ dàng quan sát và đánh giá các tổn thương chính xác nhất.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bảo quản thực phẩm đông lạnh đúng cách

Nội soi NBI: Bước đột phá mới của công nghệ tầm soát ung thư 2
Nội soi NBI đã cải thiện các nhược điểm nào của nội soi truyền thống?

Ưu điểm nổi bật chỉ có ở phương pháp nội soi NBI

Nội soi NBI có nhiều điểm mạnh so với nhiều phương pháp khác giúp tầm soát kỹ lưỡng những tổn thương bên trong đường ruột, có thể kể đến như ống nội soi nhỏ mềm giảm thiểu cảm giác đau đớn, phóng đại hình ảnh nội soi sắc nét.

Phóng đại hình ảnh gấp 100 lần

Nội soi NBI có thể phóng to hình ảnh hơn 100 lần để quan sát và tiếp cận kỹ các tế bào niêm mạc với khoảng cách chỉ từ 2 – 6mm. Đây cũng là ưu điểm được đánh giá cao của công nghệ này so với cách truyền thống, từ đó giúp bác sĩ dễ chẩn đoán những tổn thương trên bề mặt hoặc mạch máu dưới hệ tiêu hóa để nghi ngờ có phải tế bào ung thư không.

Quan sát hình ảnh nội soi sắc nét hơn

Công nghệ nội soi NBI sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn nên có thể quan sát lớp niêm mạc đại tràng sâu và sắc nét hơn, giúp ích nhiều trong quá trình phát hiện những tế bào ung thư, cụ thể:

  • Dễ dàng quan sát hình ảnh chi tiết ở niêm mạc đại tràng, giúp phát hiện nhiều dấu hiệu viêm đại tràng từ rất sớm (nếu có).
  • Phân biệt được tế bào ác tính và lành tính, để bác sĩ đánh giá chính xác mức độ xâm lấn của các khối u ngay trong quá trình nội soi mà không cần kết quả sinh thiết mô bệnh học, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời và tăng khả năng khỏi bệnh.
  • Đối với các trường hợp nghi ngờ ung thư từ sớm khi khối u vẫn còn ở trong lớp nông niêm mạc, nội soi NBI có thể phát hiện tình trạng tăng sinh mạch máu.

Nội soi NBI: Bước đột phá mới của công nghệ tầm soát ung thư 3

>>>>>Xem thêm: Hít thở sâu bị đau nhói – Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Nội soi NBI có thể phóng to hình ảnh sắc nét đến 100 lần

Hạn chế tối đa cảm giác đau đớn bằng ống nội soi nhỏ

Bên cạnh các ưu điểm về khả năng sở hữu hình ảnh sắc nét để đánh giá và chẩn đoán chính xác các dấu hiệu về bệnh viêm đại tràng, việc ứng dụng nội soi NBI còn giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, buồn nôn cho bệnh nhân khi sử dụng ống nội soi kích thước nhỏ, linh hoạt uốn cong và có khả năng đàn hồi tốt.

Trước tình trạng thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan hiện nay cùng với thói quen ăn uống không lành mạnh làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư, thì cách tốt nhất để phòng ngừa đó là thực hiện tầm soát ung thư để phát hiện sớm các dấu hiệu trước khi bệnh tiến triển nặng, trong đó nội soi NBI là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhờ việc phát hiện chính xác các mầm mống ung thư. Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ hiểu hơn về công nghệ nội soi mới này, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe chính mình và những người thân yêu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *