Những ưu và nhược điểm của việc “dọn cỏ” vùng kín

Việc cạo hay không cạo lông ở “vùng nhạy cảm” là một vấn đề cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Chúng ta đều biết vi ô lông có nhiều tác dụng như nó lại không có tính thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của việc “dọn cỏ” vùng kín để có cách giải quyết đúng đắn với tình trạng này. 

Bạn đang đọc: Những ưu và nhược điểm của việc “dọn cỏ” vùng kín

Lông mu đánh dấu sự trưởng thành của cơ thể nam và nữ nhưng chúng cũng gây không ít rắc rối về vấn đề sinh lý và thẩm mỹ. Vậy có nên dọn cỏ vùng kín không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Những ưu điểm của việc “dọn cỏ” vùng kín

Giảm cảm giác ngứa ngáy và ẩm ướt

Những ưu và nhược điểm của việc "dọn cỏ" vùng kín 1Cắt tỉa gọn gàng vi ô lông giúp cho cô bé thông thoáng và thẩm mỹ hơn

Nếu vùng kín không được dọn sạch và thường xuyên ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm, men trú ngụ và phát triển làm gia tăng mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế việc dọn cỏ vùng kín bằng cách cắt tỉa gọn gàng cho cô bé thông thoáng, tránh khỏi tình trạng vùng tam giác thường bị ẩm ướt và có mùi hôi vùng kín khó chịu.

Đôi khi việc lông quá dày khiến nữ giới cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khi mặc đồ lót, đặc biệt là với những đồ lót có chất liệu khó thoát mồ hôi.

Loại bỏ những nguy cơ mắc bệnh rận mu do lớp lông quá dày

Rận mu do lớp lông quá dài và dày lại không được vệ sinh đúng cách, làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ gây ngứa vùng kín kéo dài do rận ký sinh trên lớp lông này. Lúc này bạn sẽ muốn gãi để giảm cảm giác khó chịu, điều này có thể gây trầy xước, viêm loét, chảy dịch mủ. Vì thế việc thường xuyên dọn cỏ sạch sẽ sẽ giúp hạn chế được căn bệnh này hiệu quả hơn.

Mang lại vẻ thẩm mỹ cho vùng kín

Nhiều người cho biết rằng họ thích cô bé luôn phải trong thật sạch sẽ và thông thoáng. Việc vùng kín quá đen và nhiều lông có thể làm giảm kích thích của nam giới mỗi khi quan hệ tình dục.

Lông quá nhiều, rậm và dài là vấn đề tế nhị khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti khi mặc đồ gợi cảm hoặc mặc bikini. Vì thế nhiều người lựa chọn phương pháp cắt tỉa, cạo hoặc triệt lông để giúp cô bé trắng và sạch hơn.

Những nhược điểm của việc “dọn cỏ” vùng kín

Tìm hiểu thêm: Tiêm nhắc lại mũi 5 trong 1 khi nào để tốt nhất cho bé?

Những ưu và nhược điểm của việc "dọn cỏ" vùng kín 2Cạo sạch lông vùng hoàn toàn không tốt cho cô bé

Giữ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn, nấm men tấn công vùng kín

Việc cơ thể hình thành lông ở vùng kín hoàn toàn có nguyên nhân của nó. “Vi-ô lông” vùng kín là một bộ phận có ích và đảm nhận nhiều vai trò như:

Vùng lông này đóng vai trò như màng chắn ngăn ngừa sự xâm nhập các loại vi khuẩn và virus từ bên ngoài gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vùng kín, bảo vệ vùng kín tránh khỏi những tổn thương do vi khuẩn và mầm bệnh gây ra.

Nếu cạo lông vùng kín quá sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong, gây nên những bệnh như ngứa ngáy, kích ứng, nổi mụn nước, viêm nang lông…

Làm giảm sự ma sát vùng kín

Vùng kín không chỉ ma sát với quần áo mà những hoạt động thường ngày đều tạo ra sự ma sát nhất định ở vùng háng. Thông thường lông vùng kín phát triển dày sẽ giúp giảm đi sự ma sát, đồng thời tiết ra một ít mồ hôi làm cô bé dễ chịu hơn. Vùng da vùng kín quá nhẵn nhụi sẽ làm tăng sự ma sát và dễ dẫn đến tình trạng kích ứng da nổi mẩn đỏ, đau rát.

Duy trì nhiệt độ ổn định tại vùng kín, giữ ấm vào mùa lạnh và làm mát vào mùa nóng.

Những sợi vi ô lông này tuy không có tính thẩm mỹ nhưng lại có tác dụng duy trì nhiệt độ của “vùng nhạy cảm”. Vào những ngày trời lạnh, lớp lông này có thể giúp giữ ấm, đồng thời khi thời tiết nóng nực, các tuyến da bên dưới lông vùng kín có thể tiết ra chất dầu giúp làm mát vùng tam giác, giúp bạn thoải mái hơn trong các hoạt động ngoài trời.

Dọn cỏ không đúng cách gây tổn thương vùng kín

Nhiều bạn ngại việc đến những cơ sở thẩm mỹ để làm sạch vùng kín, thay vào đó là tự làm tại nhà và làm làn da bị trầy xước. Làn da vùng kín vô cùng nhạy cảm, vì thế những vết thương này sẽ khiến vi khuẩn càng dễ tấn công hơn gây kích ứng, nổi mụn nước, viêm nang lông…

Ngoài ra nếu bạn tự ý cạo hoặc nhổ lông không đúng cách thì sau một thời gian ngắn, lông sẽ mọc lại, mọc nhiều hơn và dễ gây ra tình trạng viêm lỗ chân lông hoặc lông mọc ngược.

Đặc biệt những người mắc những bệnh như tiểu đường, vảy nến, eczema, suy giảm hệ thống miễn dịch thì không được thực hiện cạo lông vùng kín để tránh bụi bẩn, vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào vùng kín khiến tình trạng viêm nhiễm lại càng tăng cao.

Vậy nên chăm sóc lông vùng kín như thế nào?

Những ưu và nhược điểm của việc "dọn cỏ" vùng kín 3

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Bà bầu tắm có được kỳ bụng không?

Nên tỉa lông mu ngắn gọn khoảng 2-3cm là đẹp và đảm bảo vệ sinh hơn

Qua những thông tin trên thì chúng ta không nên cạo hoặc triệt hoàn toàn đi lớp lông ở vùng kín. Nếu lớp lông này quá rậm thì bạn nên tỉa gọn ngắn hơn 1 chút, khoảng 2-3cm là ổn và đảm bảo vệ sinh hơn. Nên chọn loại kéo nhỏ như kéo y tế chứ không nên dùng dao lam cạo bỏ hoàn toàn lớp lông ở vùng này.

Nếu bạn cảm thấy không thể tự “dọn cỏ” cho vùng kín tại nhà thì nên đến các cơ sở uy tín thực hiện để đảm bảo an toàn với những phương pháp như tẩy lông, wax, để đảm bảo lông lâu mọc lại và vùng da sau khi thực hiện cũng sẽ mềm mại hơn.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *