Trong quá trình niềng răng, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định mài kẽ răng. Vậy bạn có thực sự hiểu về phương pháp này không?
Bạn đang đọc: Những sự thật về phương pháp mài kẽ răng bạn cần phải biết!
Mài kẽ răng là một trong những kỹ thuật làm đẹp được nhiều người vô cùng yêu thích. Tuy nhiên, vẫn có không ít bệnh nhân không khỏi băn khoăn về tác dụng của phương pháp này. Mài kẽ răng có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không? Quy trình mài kẽ răng được tiến hành như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Kenshin giải đáp qua bài viết dưới đây!
Contents
Mài kẽ răng là gì?
Mài kẽ răng là một kỹ thuật chỉnh nha phổ biến, được áp dụng ở nhiều cơ sở nha khoa. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài mòn hai bên kẽ răng để làm giảm kích thước ban đầu của chiếc răng. Nhờ đó, tạo ra khoảng trống để răng dễ dàng dịch chuyển. Đồng thời, làm tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng của khách hàng.
Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp mài kẽ răng không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi thực hiện, nha sĩ cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh làm tổn thương tủy, gây ê buốt răng.
Mài kẽ răng có tác dụng gì?
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp răng cửa có hình tam giác, chỉ tiếp xúc một phần mặt bên. Điều này gây khó khăn cho các bác sĩ trong quá trình chỉnh nha. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân mài kẽ răng. Bên cạnh đó, phương pháp này còn mang lại nhiều tác dụng khác như:
- Tạo khoảng trống giữa các răng để răng dễ dàng di chuyển, mang lại cho người bệnh hàm răng đều đặn hơn.
- Làm giảm kích thước của những chiếc răng to, giúp cho hàm răng trở nên phù hợp với khuôn mặt hơn.
- Loại bỏ các mảng bám cao răng, đốm đen và các vết ố vàng ở kẽ răng.
- Loại bỏ các khe hở ở khe hở xung quanh nướu.
- Tạo hình cho hàm răng lệch lạc trở nên thẳng hàng, cân đối hơn.
Tỷ lệ mài kẽ răng chuẩn nhất
Mỗi khách hàng lại có cấu tạo hàm răng khác nhau, kích thước răng cũng có sự khác biệt. Đây chính là lý do vì sao quá trình mài kẽ răng cần được thực hiện theo một tỷ lệ nhất định. Cụ thể:
Đối với răng cửa và răng nanh
Tỷ lệ mài kẽ răng dành riêng cho răng cửa và răng nanh là:
- Phần cổ răng: Khoảng 0.6mm – 0.8mm;
- Phần thân răng: Từ 1mm – 1.3mm;
- Phần cạnh rìa cắn: Khoảng từ 1.2mm – 1.6mm.
Đối với răng hàm
So với răng hàm, kích thước phần được mài sẽ lớn hơn một chút so với răng cửa và răng nanh. Đó là:
- Phần cổ răng: Khoảng từ 0.6mm – 0.8mm;
- Phần thân răng: Từ 1.3mm – 1.6mm;
- Phần cạnh rìa cắn: Khoảng 1.4mm – 1.8mm.
Những đối tượng nào cần mài kẽ răng?
Thông thường, mài kẽ răng sẽ được chống chỉ định với trẻ em, những người bị sâu răng, men răng yếu hoặc bị mòn răng nhiều. Ngược lại, nếu thuộc vào các nhóm đối tượng dưới đây, bạn có thể yên tâm rằng việc mài kẽ răng sẽ không gây ra bất cứ ảnh hưởng xấu nào:
Răng mọc lệch, chen chúc
Nếu số lượng răng quá nhiều mà kích thước răng lại quá lớn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nhổ răng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp cả biện pháp mài kẽ răng và nong hàm để tạo khoảng trống cần thiết.
Tạo hình thẩm mỹ
Phương pháp mài kẽ răng còn được sử dụng để điều chỉnh hình dáng của răng cửa, đặc biệt là với những người sở hữu những chiếc răng cửa hình tam giác, hình thang,… Điều này sẽ kéo theo việc kẽ răng bị hở, trống, gây mất thẩm mỹ. Như vậy, bằng việc mài kẽ răng, bác sĩ có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các răng trên cả hàm răng, sao cho cân xứng với cấu trúc của gương mặt.
Quy trình cắt kẽ răng được tiến hành như thế nào?
Mặc dù kỹ thuật mài kẽ răng không quá phức tạp nhưng nó thường được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Trong đó, bước khó nhất là căn chỉnh tỷ lệ chuẩn để tránh gây đau nhức cho khách hàng. Các bước trong quy trình cắt kẽ răng sẽ được tiến hành như sau:
- Bước 1: Thăm khám sức khỏe răng miệng toàn diện.
- Bước 2: Bệnh nhân chụp X – quang để bác sĩ đánh giá cấu trúc hàm răng và phát hiện các bệnh lý nếu có.
- Bước 3: Bác sĩ tiến hành đo, tính toán kích thước răng cần mài và lên phác đồ niềng răng phù hợp.
- Bước 4: Vệ sinh toàn bộ khoang miệng để hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng. Các bệnh lý như: Viêm nha chu, sâu răng,… sẽ được điều trị dứt điểm trước khi thực hiện mài kẽ răng.
- Bước 5: Nhân viên y tế đánh dấu phần răng sẽ mài.
- Bước 6: Tiêm thuốc gây tê cục bộ vào phần nướu để giảm đau cho bệnh nhân.
- Bước 7: Cắt kẽ răng bằng dụng cụ mài chuyên dụng.
- Bước 8: Bác sĩ sẽ bôi một lớp Flour lên bề mặt răng để bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Bước 9: Bắt đầu gắn khí cụ để niềng răng theo phác đồ đã đề ra.
- Bước 10: Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà và hẹn lịch tái khám.
Tìm hiểu thêm: Cắt buồng trứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào?
Mài kẽ răng có gây đau không?
Một trong những thắc mắc phổ biến nhất ở nhiều người bệnh là: “Mài kẽ răng có gây đau không?”. Câu trả lời là “Không”. Xét theo cấu tạo, mỗi chiếc răng thường có 3 lớp là: Men răng, ngà răng và tủy răng. Việc mài răng chỉ tác động vào một phần nhỏ của men răng bên ngoài, thường không quá 2mm nên không thể xâm lấn vào ngà răng và tủy răng.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được tiêm tê trước khi tiến hành. Thời gian thực hiện cũng khá nhanh chóng, các khí cụ sẽ chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn nên không gây ra bất cứ cảm giác khó chịu nào cho người bệnh.
Trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy ê buốt, răng trở nên nhạy cảm, ăn nhai khó khăn hoặc răng bị xỉn màu thì rất có thể quá trình mài kẽ răng bị sai kỹ thuật, khiến cho răng bị mài quá sâu. Điều này thường bắt nguồn từ tay nghề của bác sĩ còn yếu. Như vậy, chỉ cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín thì phương pháp mài kẽ răng sẽ rất an toàn đối với sức khỏe của người bệnh.
Bệnh nhân cần lưu ý gì sau khi mài kẽ răng?
Việc mài kẽ răng sẽ tạo ra kẽ hở, tạo điều kiện cho thức ăn dễ dàng mắc vào kẽ răng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ người bệnh bị nhiễm trùng, sâu răng,… Do đó, sau khi cắt kẽ răng, bạn cần ghi nhớ kỹ những lưu ý quan trọng sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ răng, tăm nước và bàn chải đánh răng.
- Sử dụng nước súc miệng ngay sau mỗi bữa ăn để loại bỏ mảng bám.
- Bọc đá lạnh trong khăn mỏng và chườm xung quanh khoang miệng trong 5 – 10 phút để cải thiện tình trạng ê buốt.
- Chỉ ăn các loại đồ ăn mềm, mịn, dễ nhai, nuốt như: Cháo, súp, bún, phở,… trong ít nhất 2 – 3 ngày đầu.
- Hạn chế uống nước đá, nước có ga vì nó có thể khiến men răng yếu, khiến răng dễ bị ê, buốt hơn.
- Không ăn đồ ăn quá lạnh, quá nóng hoặc quá dai, cứng.
>>>>>Xem thêm: Bật mí cách uống lá sen khô giảm mỡ máu đơn giản và hiệu quả
Trên đây là những thông tin quan trọng mà người bệnh cần nắm được xoay quanh chủ đề “Mài kẽ răng”. Bạn hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành phương pháp làm đẹp này nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể