Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau đớn và khó chịu vô cùng cho người bệnh. Sau đây là những cách chữa viêm đường tiết niệu thường được áp dụng, cùng Kenshin tham khảo nhé!
Bạn đang đọc: Những phương pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu hiện nay
Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do cấu tạo của cơ quan sinh sản. Nếu không có phương pháp điều trị rõ ràng, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan trong hệ tiết niệu mà còn làm giảm khả năng sinh sản của người bệnh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau đớn và khó chịu vô cùng cho người bệnh
Contents
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Đầu tiên vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, sau đó lây nhiễm ngược dòng lên bàng quang và cuối cùng là toàn bộ cơ quan của hệ tiết niệu.
Loại vi khuẩn gây bệnh chính là Escherichia coli, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong hệ tiêu hóa của chúng ta. Các vi khuẩn này có thể đi từ hậu môn đến niệu đạo và gây bệnh, đặc biệt là ở nữ giới, do niệu đạo gần với âm đạo nên có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới
- Do cấu tạo của hệ tiết niệu: Niệu đạo của phụ nữ có đoạn ngắn hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ niệu đạo đến bàng quang di chuyển dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Sinh hoạt tình dục không lành mạnh: Những phụ nữ thường xuyên quan hệ tình dục và có nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Do sử dụng một số phương pháp ngừa thai: Khi sử dụng màng tránh thai hoặc chất diệt tinh trùng, ngoài việc nhận được hiệu quả tránh thai, phụ nữ có thể có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn so với những phụ nữ không sử dụng biện pháp này.
- Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ ở các độ tuổi khác.
- Những phụ nữ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ sinh thường.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn một số cách trị mụn thâm cho da dầu
Sinh mổ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơnCác yếu tố rủi ro khác
- Những bất thường bẩm sinh của đường tiết niệu khiến nước tiểu khó đi hoặc dễ trào ngược vào bàng quang.
- Một số điều kiện có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, chẳng hạn như sỏi thận hoặc tuyến tiền liệt mở rộng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch cũng có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn những người khỏe mạnh.
- Sử dụng ống thông tiểu do một số bệnh lý hoặc bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật cũng gây nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu.
- Một số phẫu thuật tiết niệu cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do sử dụng các thiết bị y tế.
Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như thế nào?
Hiện nay, phương pháp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời điểm dùng thuốc chính xác để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc điều trị, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
Đối với nhiễm trùng đơn giản
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như ceftriaxone, trimethoprim. Sau một vài ngày điều trị, các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể phải tiếp tục dùng thuốc trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn. Ngoài thuốc kháng sinh, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu khiến người bệnh gặp khó khăn khi lựa chọn. Thuốc Klavunamox 625mg điều trị nhiễm khuẩn hiện đang là một trong những sản phẩm điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu được nhiều người bệnh quan tâm.
Thuốc Klavunamox là sản phẩm của Công ty Atabay với thành phần chính là Amoxicillin và Acid clavulanic. Thuốc có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp, nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn xương khớp hay nhiễm khuẩn da và mô mềm. Bạn có thể mua thuốc Klavunamox 625mg điều trị nhiễm khuẩn hộp (3 vỉ x 5 viên) tại các cửa hàng Kenshin.
>>>>>Xem thêm: Có nên giữ lại răng sau khi nhổ hay không?
Thuốc Klavunamox với thành phần chính là Amoxicillin và Acid clavulanicĐối với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu nghiêm trọng
Bệnh nhân có thể cần dùng kháng sinh trong thời gian dài hơn, thậm chí tiêm tĩnh mạch nếu cần.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu?
Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Uống nước thường xuyên giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu dễ dàng hơn.
- Những thực phẩm hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng nên ăn như tỏi, sữa chua, việt quất, cam quýt…
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là đối với phụ nữ. Lau vùng kín từ trước ra sau chứ không phải lau ngược ra trước để vi trùng không xâm nhập vào cơ thể.
- Không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có tính sát khuẩn mạnh.
- Bỏ thói quen nhịn tiểu.
- Nếu bệnh nhân đã hoặc đang bị sỏi thận thì phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để xử trí nhiễm trùng đường tiết niệu và xử trí, loại bỏ sỏi kịp thời.
Mặc dù có nguy cơ tái phát nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy, ngoài việc chú ý các biện pháp phòng tránh trên, bạn cũng nên chú ý đến từng biểu hiện của cơ thể để kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể