Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe

Miếng dán chống say xe là cứu cách cho nhiều người khi gặp phải tình trạng say tàu xe. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe mà các bạn nên biết.

Bạn đang đọc: Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe

Miếng dán chống say xe là sản phẩm quen thuộc được sử dụng khi phải di chuyển bằng ô tô, tàu hỏa,…Thế nhưng, loại miếng dán này vẫn tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn mà người sử dụng không thể lường trước được. Hãy tham khảo ngay bài những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe qua viết dưới đây của Kenshin nhé!

Khi nào cần dùng miếng dán chống say xe

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe 1 Sử dụng miếng dán chống say tàu xe khi bạn thường gặp hiện tượng say xe

Hiện tượng say tàu xe xuất phát từ nhiều lý do khách quan. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do cơ quan tiền đình của tai trong gây ra. Việc các xe khi chuyển sẽ tạo ra những chuyển động không đều gây rối loạn cho cơ quan tiền đình. Vì vậy nếu bạn là người thích ứng không tốt hoặc có cơ quan tiền đình mẫn cảm khó thích nghi với những thay đổi sẽ xảy ra triệu chứng say xe. Các triệu chứng say xe thường gặp nhất đó là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng say tàu xe, miếng dán chống say xe (miếng dán chống nôn) ra đời để giải quyết nỗi ám ảnh này của nhiều người. Bằng việc xúc với da thì miếng dán chống say xe lại có tác động đến toàn thân người sử dụng. Chính vì vậy miếng dán say xe còn có tên gọi khác là băng dán xuyên da (có tác dụng giống như sử dụng thuốc uống).

Khi dán miếng dán chống say xe phía sau tai, các thành phần trong thuốc sẽ thâm nhập vào cơ thể, đi vào máu nhằm phát huy tác dụng chống say xe. Liệu pháp tác động này còn được các chuyên gia gọi với tên gọi khác là điều trị xuyên da.

Hình dáng của miếng dán chống say xe được thiết kế theo hình tròn hoặc hình chữ nhật. Miếng dán phá huy tác dụng chống say xe hiệu quả nhờ hoạt chất có tên là scopolamine. Hoạt chất này khi được tiếp xúc với da sẽ ngấm vào máu giúp chống co thắt và giảm kích thích từ đó có tác dụng chống lại các triệu chứng say xe hiệu quả.

Miếng dán chống say xe hoạt động như thế nào?

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn một số bài tập giảm mỡ bụng hiệu quả nhất

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe 2 MIếng dán chống say xe thấm qua da đi vào tĩnh mạch để làm giảm triệu chứng say xe

Miếng dán chống say tàu xe dễ dùng và duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài vì vậy được rất nhiều người sử dụng. Thay vì uống thuốc,chúng ta có thể sử dụng miếng dán dạng thuốc băng dán xuyên da chứa dược chất scopolamin.

Miếng dán thuận tiện ở chỗ dễ dùng và duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài. Nếu cần có thể ngừng điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da là được.

Khi dán vào da, những dược chất trong miếng băng dán sẽ bắt đầu hoạt động thấm xuyên qua da để vào tĩnh mạch dưới da. Sau đó hoạt chất đi vào máu cho tác dụng giảm kích thích, giảm co thắt, đau nửa đầu chống buồn nôn và nôn.

Bạn cần lưu ý, để có đủ thời gian cho thuốc ngấm qua da vào máu phát huy tác dụng, bạn cần dán một miếng thuốc trước khi khởi hành khoảng từ 6 – 12 giờ. Vị trí dán phía sau tai, ở chỗ da khô không có tóc. Chỉ với một miếng dán đủ để phòng say xe cho một chuyến đi trong 72 giờ.

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe 3

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm cầu thận và cách phòng tránh

Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng miếng dán chống say xe

Khi sử dụng miếng dán chống say xe bạn cần đặc biệt lưu ý không được dán miếng dán tại những vùng da đang bị kích thích hoặc trầy xước. Bởi như vậy có thể làm gia tăng sự hấp thu dưỡng chất của miếng dán vào cơ thể trong khoảng thời gian ngắn. Từ đó có thể gây ra ngộ độc cho người sử dụng.

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng ghi trên bao bì của miếng dán. Lưu ý về thời điểm dán, nơi dán, dán trong bao lâu và khoảng cách giữa 2 lần dán liên tiếp. Việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng giúp bạn hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn của thuốc.

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp do tâm lý lo lắng về tình trạng say xe nghiêm trọng nên đã sử dụng nhiều miếng dán chống say cùng một lúc hoặc sử dụng miếng dán kèm với thuốc uống chống say xe mà không có chỉ định của bác sĩ. Đây là hành vi rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: liệt đối giao cảm, táo bón, làm khô miệng, nhức đầu, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt,…

Không được sử dụng miếng dán chống say cho trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai. Đồng thời, sau khi bóc miếng dán chống say tàu xe, bạn nên rửa tay thật kỹ để đảm bảo thuốc không dính vào đồ ăn, hoặc thức uống sau đó đi vào trong cơ thể và gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những lưu ý khi sử dụng miếng dán chống say xe. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin thật hữu ích để có những chuyến hàng trình thật vui vẻ và mạnh khỏe.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *