Táo bón là bệnh lý thường gặp đặc biệt trong thời đại xã hội bận rộn, tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được quan tâm điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Thế nên, thông tin về những loại thuốc trị táo bón phổ biến rất được nhiều người quan tâm.
Bạn đang đọc: Những loại thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến có thể bạn chưa biết
Bài viết dưới đây của Kenshin sẽ mang đến cho bạn thông tin về những loại thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến cũng như những lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này nhé.
Contents
Nguyên nhân và triệu chứng gặp phải của bệnh táo bón
Nguyên nhân bị táo bón kéo dài
Có hai nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng táo bón kéo dài, bao gồm:
Nguyên nhân ở hệ tiêu hóa
- Hoạt động kém của tuyến giáp: Sự kém hoạt động của tuyến giáp dẫn đến sản xuất không đủ hormone cần thiết, làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây ra tình trạng táo bón.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường gây ra tình trạng cơ thể ngừng sản xuất đủ hormone insulin để xử lý đường trong máu. Nồng độ đường cao có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh kiểm soát tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón.
- Căng thẳng và lo lắng: Các tình trạng căng thẳng và lo lắng có thể tạo ra tín hiệu từ não đến hệ thống tiêu hóa, làm rối loạn hệ tiêu hóa và dẫn đến tình trạng bị táo bón.
Nguyên nhân liên quan đến tổn thương tại hệ tiêu hóa
Nhóm nguyên nhân này thường liên quan đến các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến đại tràng, bao gồm to đại tràng bẩm sinh, viêm đại tràng mạn tính, polyp đại tràng.
Triệu chứng khi mắc bệnh táo bón
Các dấu hiệu táo bón có thể thay đổi tùy theo đối tượng và độ tuổi, nhưng thường xuất hiện những đặc điểm chung như khó khăn khi đi đại tiện, cần rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, và cảm giác bụng cứng. Cụ thể:
Người lớn:
- Không thể đi đại tiện trong thời gian quá 3 ngày.
- Chướng bụng và cảm giác rặn mặc dù không thể đi đại tiện.
- Khó khăn khi đi ngoài.
- Phân cứng và có thể xuất hiện máu do xuất huyết hậu môn.
Trẻ em:
- Không thể đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần.
- Chướng bụng và khó khăn khi đi đại tiện.
- Rặn mặt đỏ mỗi khi đi đại tiện.
- Phân cứng và có thể có máu nhẹ ở hậu môn do rặn mạnh.
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, nếu không đi đại tiện trong 5 – 7 ngày, phân cứng có thể kèm theo máu và chất nhầy. Trẻ có thể quấy khóc, lười ăn/bú, và gặp khó khăn khi ngủ do chướng bụng và đau bụng.
Những loại thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến
Với trường hợp táo bón kéo dài hay người bị táo bón nặng thì việc dùng thuốc mới đem đến hiệu quả cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Một vài loại thuốc trị táo bón được các bác sĩ chỉ định và khuyên dùng trong điều trị táo bón gồm có:
Thuốc Duphalac hỗ trợ điều trị táo bón
Thuốc trị báo bón Duphalac là sản phẩm của Công ty Abbott Biologicals, có trụ sở tại Hà Lan. Thuốc thuộc nhóm đường tiêu hóa và được sản xuất dưới dạng dung dịch, với tác dụng chính là nhuận tràng và điều trị tình trạng táo bón. Thuốc trị táo bón Duphalac có khả năng sử dụng cho đa dạng đối tượng, bao gồm cả trẻ em và trẻ sơ sinh.
Hướng dẫn liều dùng:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: 5ml/ngày
- Trẻ em 1 – 6 tuổi: 5 – 10ml/ngày
- Trẻ em 7 – 14 tuổi: Liều khởi đầu 15ml/ngày, sau đó có thể điều chỉnh tùy vào phản ứng của cơ thể, trong khoảng 10 – 15ml/ngày
- Người lớn: Liều khởi đầu từ 15 – 45ml/ngày, sau đó có thể điều chỉnh trong khoảng 15 – 30ml/ngày
Lưu ý: Các liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, và người bệnh cần thảo luận và tuân thủ theo liều dùng được chỉ định bởi bác sĩ.
Thuốc trị táo bón Duphalac (lactulose) có thể gây ra các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, cảm giác ốm yếu, mệt mỏi, và gây mất cân bằng điện giải do tiêu chảy kéo dài. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và những người mắc bệnh đái tháo đường. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Duphalac.
Thuốc Bisacodyl 5mg hỗ trợ điều trị táo bón và thải sạch ruột
Thuốc trị táo bón Bisacodyl DHG có chức năng chính là kích thích nhuận tràng, hiệu quả trong việc giảm tình trạng táo bón một cách nhanh chóng và đồng thời làm sạch đại tràng.
Liều dùng tham khảo:
- Trẻ em trên 10 tuổi và người lớn: 1 – 2 viên 5mg vào buổi tối hoặc 1 viên đạn trực tràng 5mg vào buổi sáng.
- Trẻ em 6 – 10 tuổi: 1 viên 5mg vào buổi tối hoặc 1 viên đạn trực tràng 5mg vào buổi sáng.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Lưu ý: Liều lượng thuốc trị táo bón phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và phản ứng cá nhân, nên người bệnh cần thảo luận và tuân thủ liều chỉ định của bác sĩ. Tránh tự y áp dụng thuốc mà không được tư vấn từ bác sĩ, do Bisacodyl có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, và suy nhược do mất cân bằng dịch và điện giải.
Thuốc Forlax Beaufour Ipsen hỗ trợ điều trị táo bón
Thuốc trị táo bón Forlax được sản xuất bởi Beaufour Ipsen Industrie với thành phần chính là Macrogol – có tác dụng giúp hút nước vào trong ruột, từ đó làm mềm phân và cải thiện chứng táo bón hiệu quả, nhanh chóng. Thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng do táo bón ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Thuốc Forlax không ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh ở đường ruột hay làm mất cân bằng điện giải của cơ thể.
Liều dùng tham khảo:
- Trẻ em trên 8 tuổi: Hằng ngày, uống khoảng từ 10 – 20g, tương đương với 1 – 2 gói Forlax. Không nên sử dụng Forlax để điều trị táo bón ở trẻ em kéo dài quá 3 tháng. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Người lớn: Liều dùng hàng ngày là khoảng từ 10 – 20g, tương đương với 1 – 2 gói Forlax. Liều dùng cần được điều chỉnh dựa trên phản ứng lâm sàng của người dùng.
Lưu ý: Thuốc không được khuyến nghị cho người bệnh có các tình trạng như viêm ruột nặng, phình đại tràng do nhiễm độc, thủng ruột, tắc hoặc bán tắc ruột. Trong quá trình sử dụng, có thể xuất hiện các tác dụng phụ như rối loạn dạ dày – ruột, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, chướng bụng,… hoặc các dấu hiệu như ngứa, đỏ, nổi mày đay, phát ban,… đối với những người có mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Ophazidon có dùng được cho bà bầu không?
Thay đổi lối sống như thế nào bên cạnh sử dụng thuốc trị táo bón?
Bên cạnh sử dụng các loại thuốc trị táo bón vì việc kết hợp thay đổi lối sống là rất quan trọng nhằm rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế tái phát. Dưới đây là những lời khuyên về thay đổi lối sống dành cho những đối tượng bị táo bón:
- Hãy duy trì việc uống nước đều đặn, chia nhỏ mỗi lần uống thay vì uống nhiều trong một lần.
- Bổ sung chất xơ từ rau củ và trái cây trong bữa ăn hàng ngày giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể.
- Thực hiện thói quen tập luyện thể dục hằng ngày để cải thiện linh hoạt cơ thể và tăng cường hoạt động của vùng cơ sàn chậu và ổ bụng, giảm khó khăn khi đi đại tiện.
- Không nhịn đi tiểu đại tiện, ngồi đúng tư thế, và tạo thói quen điều trị vào buổi sáng có thể giúp hạn chế vấn đề táo bón.
- Duy trì tâm lý tích cực và đảm bảo một đời sống lành mạnh để hỗ trợ sức khỏe toàn diện.
- Đối với bệnh nhân sử dụng thuốc nhuận tràng, lựa chọn sản phẩm giúp mềm phân để hỗ trợ điều trị.
>>>>>Xem thêm: Lợi ích từ việc ăn chay đúng cách mà bạn không thể bỏ qua
Hy vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết về những loại thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, việc sử dụng bất kỳ thuốc nào nên được cân nhắc kỹ càng và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng bạn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể