Những khối u vùng xương cụt thường gặp và phương pháp điều trị

U vùng xương cụt là tình trạng có thể xảy ra ở người lớn và cả trẻ em. Bệnh cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị phù hợp, chủ yếu là phẫu thuật, để tránh những biến chứng nguyên hiểm có thể xảy ra.

Bạn đang đọc: Những khối u vùng xương cụt thường gặp và phương pháp điều trị

Khi gặp phải tình trạng u vùng xương cụt, người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vùng mông, khiến họ không thể ngồi hoặc nằm ngửa được. Vậy những khối u vùng xương cụt thường gặp là gì? Cách điều trị như thế nào? Kenshin tìm hiểu cùng các bạn nhé!

U vùng xương cụt là gì?

Xương cụt hay gọi là xương cùng nằm ở vị trị tận cùng của xương cột sống. Xuất hiện u vùng xương cụt có thể bắt nguồn từ khối u xương cụt hoặc từ các cơ quan xung quanh. Loại u ngày có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Có 3 dạng u vùng xương cụt hay gặp đó là u quái, u nguyên sống và xương sụn.

Triệu chứng thường gặp khi rơi vào tình trạng u vùng xương cụt gồm có:

  • Xuất hiện một khối u bất ổn ở vùng mông.
  • Sưng, đau ở vùng mông, làm cho người bệnh không thể ngồi hoặc nằm ngửa như bình thường được.
  • Đau nhức xương âm ỉ, nhức nhối không ngừng.
  • Khi u vùng xương cụt quá lớn hoặc chèn ép lên bàng quang sẽ gây ra bí tiểu.
  • Khối u xâm lấn vào trực tràng có thể dẫn đến táo bón.
  • Xâm lấn vào các cơ quan của bụng sẽ gây ra đau bụng…

U vùng xương cụt cần được phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm, để tránh khối u lớn chèn ép đến các cơ quan lân cận và tránh di căn xa.

Những khối u vùng xương cụt thường gặp và phương pháp điều trị 1

U vùng xương cụt có thể xuất hiện từ u xương cụt hoặc từ các cơ quan xung quanh

Những khối u vùng xương cụt

Dưới đây là 3 loại u vùng xương cụt thường gặp, đó là:

U quái

U quái là một loại u tế bào mầm, thường xảy ra ở buồng trứng – một bộ phận cơ quan sinh dục ở nữ giới. U quái xuất hiện nhiều ở các bé gái đang trong độ tuổi thanh thiếu niên khoảng từ 10 – 20 tuổi. Do có cấu tạo tương đối phức tạp gồm nhiều yếu tố như các tế bào biểu mô: Da, tóc, lông, tuyến mồ hôi…; mô liên kết: Mô cơ, mô mỡ, mạch máu, thần kinh… nên mới có tên gọi là u quái.

Đối với u quái vùng cùng cụt có vị trí xuất hiện ở ngoài hệ sinh dục, đối tượng thường có loại u này chiếm đến 78% đó là các bé gái còn rất nhỏ. Cụ thể, u quái vùng cùng cụt có ở các bé gái dưới 1 tuổi chiếm 75%, còn trẻ kèm theo dị tật sinh về cơ xương hoặc liên quan đến hệ thần kinh trung ương chiếm 18%. U quái hình thành do liên quan đến sự di chuyển đến các tuyến sinh dục của tế bào mầm ở trong túi noãn phôi thai (tuần thứ 5 – 8 của thai kỳ) bị lạc vị trí hoặc chưa hoàn chỉnh.

Dấu hiệu ban đầu của u quái chỉ là 1 cục u nhỏ ở vùng mông, đặc biệt là vùng cùng cụt của bé gái. U xuất hiện ở bên ngoài, dính chặt vào các mô bên dưới, nhưng chúng không gây đau nhức. Tuy nhiên, nếu thấy kỹ có thể xuất hiện một số điểm bất thường ở xương sống, hệ thần kinh và mô cơ… Theo thời gian, u sẽ phát triển lên, chúng sẽ to hơn, gây đau và kèm theo một số biểu hiện như táo bón, chảy máu, hai chân yếu hoặc lở loét…

Những khối u vùng xương cụt thường gặp và phương pháp điều trị 2

U quái vùng cùng cụt xuất hiện ở ngoài hệ sinh dục, chủ yếu xảy ra ở bé gái còn bé

U nguyên sống

U nguyên sống (Chordoma) là khối u phát triển từ phần tồn dư của dây sống, chúng phát triển khá chậm và nguy cơ thành u ác tính khá thấp. U nguyên sống xuất hiện ở vị trí thấp nhất của vùng cột sống, nhất là ở vùng xương cụt. Loại u này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhiều ở nam giới trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.

U xương sụn

U xương sụn là sự phát triển quá mức của xương và sụn ở gần các vị trí sụn phát triển của xương hoặc gần các đầu xương. Sự phát triển quá mức của xương sụn có thể gặp ở bất cứ nơi nào có bản xương sụn phát triển như: Xương chậu, xưởng bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương đùi, xương chày.

Tuy nhiên, bản chất của u xương sụn là u lành tính, thường xuất hiện ở các xương đang phát triển. Vì thế, đối tượng có u xương sụn thường ở độ tuổi từ 10 – 25 tuổi, đây là lứa tuổi đang trong quá trình phát triển xương. Tần số xuất hiện ở cả nam và nữ là tương đương nhau.

Một số triệu chứng thường gặp khi bị u xương sụn là: U cứng, sờ thấy rõ, không đau, chiều cao thường thấp hơn so với bạn bè cùng tuổi, đau ở các cơ bắp liền u, độ dài hai tay hoặc hai chân không tương xướng, có sự biến dạng về tay hoặc chân như cong, vẹo…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về tình trạng 1 túi thai có 2 phôi thai

Những khối u vùng xương cụt thường gặp và phương pháp điều trị 3
U xương sụn là một loại u lành tính, thường xảy ra ở các xương đang phát triển

Điều trị u vùng xương cụt

Điều trị u vùng xương cụt sẽ phụ thuộc vào loại khối u gây ra, cụ thể:

Đối với u quái

Nếu được phát hiện dưới 6 tháng tuổi thì phương pháp điều trị là phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ khối u và xương cùng. Tuỳ thuộc vào tình trạng của khối u lành tính hay ác tính, cùng với đó là kết quả định lượng như AFP, beta HCG mà sau phẫu thuật bác sĩ sẽ cân nhắc về việc hoá trị bổ túc. Còn trường hợp trên 6 tháng tuổi, khi đó u quái to xâm chiếm nhiều nên cần được mổ sinh thiết u nhằm xác định bản chất của u, tiếp đó là thực hiện hoá trị sớm nhằm để tăng khả năng cắt trọn khối u.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ chữa khỏi u quái lành tính cùng vùng cụt sau mổ cắt trọn và cắt rộng khối u chiếm khoảng 90%. Với u quái ác tính, cần kết hợp giữa việc hoá trị và phẫu thuật cắt trọn u và xương cụt, tuy nhiên kết quả điều trị ít hiệu quả, chỉ chiếm 10 – 20%. Vì vậy, ngay sau khi sinh, các bác sĩ khoa sản và cha mẹ nên quan sát kỹ con trong một vài tháng. Nếu thấy xuất hiện những cục bất thường ở vùng mông hoặc vùng cùng cụt thì nên đưa bé đến ngay bệnh viện thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.

Với u nguyên sống

Các triệu chứng lâm sàng của u nguyên sống thường rất mơ hồ, mờ nhạt và dễ bị nhầm lẫn sang loại bệnh lý khác. Khi chụp CT cho thấy u nguyên sống phát triển ở ngay giữa xương cụt. Do vậy, người bệnh đến thăm khám thì khối u đã khá lớn, chèn ép lên các cơ quan xung quanh ở mức độ nghiêm trọng, nên việc phẫu thuật loại bỏ khối u gặp khá nhiều khó khăn, dễ xảy ra tai biến và nguy cơ gặp biến chứng cao.

Nhưng cho đến hiện nay, việc phẫu thuật là phương pháp chủ yếu khi điều trị u nguyên sống. Còn các phương pháp như xạ trị hay hoá trị không mang đến quá nhiều hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, để phẫu thuật được thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khoẻ người bệnh, kích thước và vị trí khối u. Nếu được chỉ định phẫu thuật, thì sau phẫu thuật người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ, cẩn thận và lâu dài bởi vì nguy cơ tái phái lại u nguyên sống rất cao.

Với u xương sụn

Điều trị u xương sụn sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí, số lượng u, mức ảnh hưởng đến sự hoạt động của các khớp. Vì vậy, phương pháp điều trị u xương sụn là phẫu thuật hoặc dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng nhất là đau. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không có triệu chứng thì không cần phải điều trị, nhưng cần phải được theo dõi và kiểm tra theo định kỳ. Thời điểm thích hợp để phẫu thuật u xương sụn là vào giai đoạn muộn khi trẻ gần đến tuổi trưởng thành bởi vì loại u này cũng có nguy cơ tái phái lại.

Những khối u vùng xương cụt thường gặp và phương pháp điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Suy dinh dưỡng protein năng lượng và những điều cần biết

Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu khi điều trị u vùng xương cụt

Tóm lại, u vùng xương cụt là một bệnh lý nguy hiểm, xuất hiện từ các khối u xương cụt hoặc từ các cơ quan vùng lân cận. Vì vậy, việc phát hiện ra sớm các khối u xương cụt là vô cùng quan trọng. Khi thấy nghi nghờ hoặc có những triệu chứng về các khối u trên, hãy đi đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Chớ lơ là triệu chứng đau vùng mông gần xương cụt

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *