Ăn cay làm kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn nên từ lâu đã trở thành thói quen của rất nhiều người. Vậy ăn cay có tốt cho cơ thể không và tác hại của ăn cay là gì?
Bạn đang đọc: Những ích lợi và tác hại của ăn cay bạn cần biết
Sẽ không có gì phải đáng lo ngại nếu bạn ăn cay ở mức độ vừa phải tuy nhiên khi bạn ăn cay quá mức thì rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Tác hại của ăn cay có thật sự nguy hiểm? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Contents
Những tác dụng có lợi của ớt cay
Mặc dù ăn cay quá mức có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ, nhưng nếu sử dụng một lượng vừa đủ, hợp lý thì vị cay của ớt cũng có thể tạo ra một bữa ăn ngon đồng thời mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như:
- Giảm đau: Trong ớt có hợp chất capsaicin không có mùi, không vị nhưng có khả năng kích thích làm giảm đau. Trong các trường hợp sau phẫu thuật, đau nhức xương khớp, đau miệng hay một số bệnh ngoài da thì việc sử dụng capsaicin có thể xem như một phương pháp giảm đau hiệu quả từ tự nhiên.
- Phòng ngừa tai biến tim mạch: Vị cay của ớt có thể giúp cho tăng cường sự lưu thông máu, ngăn ngừa các khả năng tai biến tim mạch cũng như giúp hạ huyết áp, giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể.
- Hạn chế tình trạng đau vặt: Ớt có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả một số bệnh như cảm lạnh, cảm cúm và những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Kháng viêm, chống suy nhược: Với vị cay đặc trưng của ớt trong khẩu phần ăn có thể giúp kháng viêm, đặc biệt các bệnh liên quan đến khớp như viêm khớp. Bên cạnh đó, nó cũng có hiệu quả khá cao trong việc chống suy nhược cơ thể.
Những tác hại của ăn cay quá mức cần chú ý
Ăn cay ở mức độ hợp lý thì có thể có lợi cho cơ thể nhưng việc lạm dụng quá nhiều cũng dẫn đến những tác hại nguy hiểm cho người dùng.
Đau dạ dày
Ăn cay quá mức thì dạ dày, ruột là những cơ quan trước tiên sẽ bị tổn thương và gây ra các triệu chứng như nóng rát dạ dày, ợ chua, buồn nôn, viêm loét dạ dày,…
Ăn cay quá mức làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Thậm chí ăn cay quá mức gây ra hiện tượng trào ngược axit dạ dày thực quản khiến cho vùng sau xương ức bị nóng rát, chính lượng axit này làm tổn thương dạ dày thực quản, lâu dần thì sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.
Tìm hiểu thêm: Tại sao cùng sinh mổ, người bị sẹo xấu, người lại không?
Ăn không ngon miệng
Ăn cay với mức độ vừa phải sẽ làm bạn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng ăn cay quá mức sẽ gây cảm giác tê liệt vị giác do các gai vị giác của lưỡi bị quá tải, từ đó không còn cảm giác được vị ngon của thức ăn.
Mất ngủ
Ăn cay làm cơ thể sinh nhiệt gây khó chịu miệng, dạ dày thậm chí là toàn thân. Chính tính nhiệt của ớt gây kích thích nên khi bạn ăn trước giờ đi ngủ, khiến cho hệ thần kinh bị kích thích dễ gây mất ngủ. Không những thế, ăn cay quá mức làm ợ nóng, đau dạ dày nên chất lượng giấc ngủ cũng trở nên kém hơn, khó ngủ sâu giấc hơn.
Da dễ bị mọc mụn và bị kích ứng
Hầu hết các loại đồ ăn cay đều có tính hút ẩm cao nên nếu ăn quá mức nó sẽ khiến cho làn da trở nên mất độ đàn hồi, sần sùi, khô ráp, thiếu sức sống. Ngoài ra những chất cay trong các món ăn cay nóng cũng làm da dễ nổi mụn hơn. Đây cũng là tình trạng khá gặp ở nhiều người khi ăn cay.
Giảm trí nhớ
Suy giảm nhận thức, giảm trí nhớ được chứng minh là tác hại có thể xảy ra nếu bạn duy trì thói quen ăn cay quá mức trong một thời gian dài.
Bệnh trĩ
Ớt có tính hút nước cao nên nếu ăn nhiều rất dễ làm thiếu nước trong người làm đại tiện khó, táo bón do nóng nhiệt, áp xe hậu môn. Tình trạng này càng kéo dài thì càng khiến cho búi trĩ bị lòi ra.
Cao huyết áp
Khi mức độ cay ở mức độ quá cao sẽ gây áp lực lên thành mạch, làm tổn thương dây thần kinh và gây ra bệnh cao huyết áp.
Ăn cay thế nào để tốt cho sức khỏe mà vẫn ngon
Những tác hại của ăn cay quá mức là không thể phủ nhận nhưng nó chỉ xảy ra khi chế độ ăn uống của bạn có nồng độ chất cay một cách quá mức. Để có thể đảm bảo được sự ngon miệng trong mỗi bữa ăn mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn hãy lưu ý một số điều sau:
- Hạn chế ăn cay vào mùa hè: Mùa hè cơ thể đã nóng sẵn vì vậy ăn cay càng làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu hơn. Ăn nhiều chất cay vào mùa hè sẽ làm tăng thân nhiệt gây khó chịu, đầy bụng. Nếu thích ăn cay, có thể ăn cay trong mùa đông vì lúc này tính hàn của thời tiết kế hợp với món cay sẽ làm thỏa mãn vị giác của bạn và cũng giúp cơ thể ấm lên.
- Kết hợp ăn đồ cay cùng các món ăn khác, những món có vị chua, mặn, ngọt… để giảm vị cay nóng. Nên sơ chế ớt sống cùng các gia vị khác để giảm bớt tính cay nóng.
- Không ăn cay khi bụng đang đói. Thời điểm này bạn nên ăn những món lành tính thay vì ăn cay kích thích dạ dày tăng tiết axit dễ viêm loét hơn.
- Không nên ăn ngay các món cay khi còn nóng sẽ tổn thương đến thực quản và vòm họng, gây phỏng lưỡi, tê liệt vị giác tạm thời,…
- Sau khi ăn cay nhớ có thể dùng các loại đồ uống giải nhiệt để làm dịu cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây bệnh gì?
Những người cần hạn chế ăn đồ cay bao gồm:
- Người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính: Ăn cay quá mức sẽ làm tăng tuần hoàn máu tăng áp lực thành mạch và tăng nhịp tim, gây suy tim cấp.
- Người bị bệnh dạ dày: Ăn ớt cay dễ khiến cho tình trạng phù nề niêm mạc dạ dày hiện tại trầm trọng hơn, nhu động dạ dày tăng, giảm khả năng phục hồi chức năng tiêu hóa.
- Người bị viêm túi mật, sỏi mật.
- Bị bệnh trĩ: Ăn cay nhiều dễ gây áp xe hậu môn, tăng táo bón từ đó làm khó khăn hơn việc điều trị bệnh trĩ.
- Đang bị viêm giác mạc hoặc đau mắt đỏ.
- Thai phụ và bà mẹ đang cho con bú: Thông qua sữa mẹ chất cay làm cho trẻ dễ bị bốc hỏa trong người, quấy khóc, khó chịu.
Như vậy, bất cứ thứ gì cũng chỉ nên vừa và đủ, ăn cay cũng tương tự như vậy, ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, nhất là khi đã biết đến tác hại của ăn cay quá mức đã được trình bày trong bài viết trên hy vọng bạn đọc sẽ cân nhắc chế độ ăn của mình để đảm sức sức khỏe của chính bản thân.
Xem thêm:
- Ăn cay trước khi ngủ gây hại đến sức khoẻ như thế nào?
- Ăn cay bị đau bụng có nguy hiểm không?
- Ăn cay có giảm cân không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể