Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền

Ngồi thiền sai cách có thể gây ra các tác dụng tiêu cực về cảm xúc, giác quan và sự tương tác xã hội. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ trước khi tự thiền tại nhà bạn nhé.

Bạn đang đọc: Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền

Nếu bạn đang trải qua cảm giác xuất hiện những ảo giác, hoảng loạn, mất động lực và buồn bã sau khi thiền thì có vẻ bạn đang ngồi thiền sai cách. Cùng tìm hiểu về những hiện tượng lạ khi ngồi thiền và có cách khắc phục phù hợp.

Cảm thấy mất động lực để hoàn thành công việc

Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền 1Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền

Tư thế ngồi thiền sai cách gây áp lực lên những cơ quan trên cơ thể, từ đó làm cho tuần hoàn máu bị gián đoạn khiến não giải phóng những hormone căng thẳng. Đó cũng là một phần khiến cho xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, phi lý, thậm chí họ còn mất khả năng kiểm soát bản thân

Một trường hợp khác cũng thường gặp là khi đang ngồi thiền mà bạn bị lôi cuốn bởi một vấn đề nào đó và cứ trôi theo suy nghĩ không dứt, giằng co giữa thói quen suy nghĩ và muốn chấm dứt suy nghĩ. Sự giằng co đó khiến cho thần kinh bị kích ứng và tạo nên cảm giác mệt mỏi và nhức đầu, đôi khi có thể xuất hiện những ý nghĩa tiêu cực.

Điều này khá giống với các triệu chứng của bệnh trầm cảm khi bạn mất đi sự ổn định và cân bằng tâm trí, thậm chí không còn cảm thấy phấn khích với các hoạt động khác. Lúc này bạn phải dứt khỏi dòng suy nghĩ này bằng cách điều khiển hơi thở đi lên đi xuống điều đặn.

Đau nhức cơ thể

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Đeo kính áp tròng dùng thuốc nhỏ mắt nào

Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền 2Ngồi thiền không đúng cũng làm đau nhức người, đau đầu, mệt mỏi

Những người tham gia nghiên cứu năm 2017 về thiền định cho biết họ cảm thấy những thay đổi tiêu cực về thể chất như đau nhức người, đau đầu, mệt mỏi, các vấn đề về tiêu hóa và chóng mặt khi ngồi thiền. Nguyên nhân có thể là do cơ thể cứng nhắc, bạn ép mình phải hít ra thở vào và buông lỏng toàn thân càng nhiều thì cơ thể càng khó chịu. Ngoài ra một số tư thế khiến bạn đau mỏi cơ thể như cong lưng, ưỡn ngực quá, khiến cho ngực bị đau và não bộ cũng căng thẳng.

Stress khi những kí ức đau buồn xưa cũ lại ùa về

Thiền được tin rằng sẽ giúp ích cho những người thường xuyên làm việc bằng trí óc căng thẳng có thể tĩnh tâm, tái tạo năng lượng và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên nếu ngồi sai cách có thể khiến bạn nhớ lại những cảm xúc và ký ức đau thương trong quá khứ. Tình trạng này được chứng minh rất thường gặp khi những thiền sinh tham gia khảo sát cho biết rằng họ đôi khi cảm thấy hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi và đau buồn khi những kí ức cũ tưởng chừng như đã quên đi lại ùa về trong lúc thiền.

Điều này hoàn toàn ngược lại với cách thức thiền, tức là chúng ta phải giữ cho mình có một tâm trí trống rỗng. Để khắc phục tình trạng này, khi mới bắt đầu bạn chỉ nên dành 2 phút để ngồi thiền, rồi tăng lên 3 phút, 5 phút, 10 phút bằng cách mỗi ngày giảm đi một ít suy nghĩ cho đến khi tâm trí trống rỗng hoàn toàn.

Gặp những biến chứng về xương

Những hiện tượng lạ trong quá trình ngồi thiền 3

>>>>>Xem thêm: Sung huyết mũi là gì? Nguyên nhân, phương pháp điều trị và một số biến chứng

Sai tư thế ngồi khi thiền định dễ khiến chúng ta bị gù lưng

Không tìm hiểu kĩ về những phương pháp thiền, tư thế và chưa hiểu rõ về thể trạng của mình cũng như tình trạng tâm lý dễ khiến chúng ta chọn sai kiểu thiền định. Một số người tìm đến thiền để tĩnh tâm, vượt qua những stress trong công việc, có người chọn thiền như một cách thức chữa lành những vết thương nơi tâm hồn và cũng có người thiền định để sức khỏe tâm trí và thể trạng khỏe mạnh hơn.

Tùy theo từng mục đích mà chúng ta sẽ có những phương pháp khác nhau, nếu chúng ta tự học ngay tại nhà hoặc học theo những bài viết, video hướng dẫn trên mạng sẽ dễ dẫn đến những sai lầm, và nếu chúng kéo dài trong thời gian dài có thể gây ra chứng đau cột sống, gây gù lưng, đau cột sống, đau nhức các cơ vô cùng nguy hiểm. Vì thế bạn hãy thử ngồi với tư thế bạn cảm thấy thoải mái nhất, thậm chí không cần giống những tư thế nào bạn đã từng tìm hiểu trước kia.

Với người mới, bạn có thể ngồi với vai thấp và thả lỏng, lưng thẳng, không nên căng các cơ và không ép sát khủy tay vào người, sao cho cơ thể có cảm giác thoải mái và không có cảm giác gồng khi hít vào. Thời gian ngồi thiền ban đầu nên ngắn sau đó dần dần dài ra, sau khi kết thúc thiền thì xoa bóp cơ mặt, chân, cổ, lưng, hông để giãn cơ và giảm đau nhức.

Rối loạn cảm xúc khi thiền trong môi trường không phù hợp

Thiền có khiến bạn cảm thấy khó chịu trong giai đoạn đầu, nhưng những cảm xúc này sẽ dần lắng xuống và ổn định lại. Vừa thiền vừa nghe nhạc tốt cho cơ thể. Nhưng nếu bạn nghe những loại nhạc không thích hợp như nhạc buồn, nhạc quá sôi động sẽ khiến bạn bị quấy nhiễu tâm trí, không thể điều chỉnh hơi thở dẫn đến sự mất tập trung, suy giảm trí nhớ, thậm chí rối loạn nhận thức.

Môi trường thiền có nhiều tiếng ồn, quá trình thiền bị gián đoạn bởi những âm thanh nói chuyện từ bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần. Điều này sẽ khiến nhiễu loạn cảm xúc của bạn, từ đó kích hoạt lại cảm xúc giận dữ, sợ hãi. Một số người bị ảnh hưởng có thể không kiểm soát được sự trỗi dậy của cảm xúc tiêu cực, gây stress, đau đầu, lo lắng quá mức.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *