Hiện nay phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc đang được sử dụng phổ biến nhằm giúp những ai đang tự ti với hàm răng của mình, có được một nụ cười rạng rỡ, tự tin. Nhưng để mang lại hiệu quả thì bạn cần tìm hiểu kỹ và có cho mình những kiến thức khi sử dụng phương pháp này.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi niềng răng mắc cài tự buộc
Phương pháp niềng răng mắc cài với đa dạng nhiều loại khác nhau nhưng niềng răng mắc cài tự buộc đang được nhiều người ưu ái lựa chọn. Tuy nhiên, một số người chưa biết phương pháp này là gì? Chúng ta cần biết những gì khi áp dụng, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.
Contents
Niềng răng mắc cài tự buộc là gì?
Niềng răng mắc cài tự buộc hay còn gọi tự đóng là một phương pháp hiện đại, tiện lợi cho người sử dụng. Đây là phương pháp có thêm nắp trượt tự động giúp điều chỉnh răng đúng vị trí mong muốn và dễ dàng đóng mở giúp dây cung tự do di chuyển nhưng vẫn không lệch ra khỏi mắc cài, dây cung sẽ được gắn với mắc cài bằng chốt tự đóng vì thế được gọi là niềng răng mắc cài tự buộc. Chốt tự đóng sẽ giúp giữ dây cung, ngăn chặn việc bung hoặc tuột dây thun, hạn chế ma sát lên răng, giảm tình trạng đau, ê buốt, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người đeo trước hoặc trong quá trình sử dụng.
Niềng răng mắc cài tự buộc những loại nào?
Hiện nay, phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc được chia ra làm hai loại với hai chất liệu khác nhau đó là mắc cài sứ và mắc cài kim loại:
Niềng răng mắc cài sứ
Với chất liệu sứ nguyên chất đang được đánh giá cao hiện nay, thiết kế màu sắc của mắc cài sứ và màu răng khá giống nhau nên người đối diện sẽ không nhìn thấy mắc cài trên bề mặt răng mang lại tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, chất liệu sứ có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ và điều được nhiều người tin dùng đó là sự an toàn, bởi chất liệu sứ không bị thay đổi về tính chất, không gây hại cho người sử dụng, thiết kế chắc chắn giúp người đeo thoải mái, dễ dàng vệ sinh răng miệng hơn.
Niềng răng mắc cài kim loại
Được làm ra bởi chất liệu kim loại không gỉ, chi phí hợp lý, ít tốn kém nên phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Thời gian đầu khi sử dụng mắc cài kim loại người đeo sẽ có cảm giác khó chịu, tương tự với cảm giác khi đeo mắc cài truyền thống. Nhưng sau một thời gian đã thích nghi thì việc làm quen với mắc cài kim loại này cũng sẽ đơn giản và thoải mái hơn, tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao, người đối diện sẽ nhìn thấy rõ mắc cài khiến cho người sử dụng không tự tin khi giao tiếp.
Tìm hiểu thêm: Otilin có dùng được cho bà bầu không? Những điều cần biết
Điều cần biết khi niềng răng mắc cài tự buộc
Như chia sẻ trên, niềng răng mắc cài tự buộc đang là phương pháp phổ biến và được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy ưu nhược điểm của phương pháp này là gì:
Ưu điểm
Niềng răng mắc cài tự buộc có một số ưu điểm như sau:
- Được cải tiến bởi nắp trượt tự đóng, vừa giúp cố định dây cung, vừa giúp dây cung tự do di chuyển mà không lệch khỏi mắc cài. Với cơ chế hoạt động thông minh của nắp trượt tự đóng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, giúp người sử dụng ít đến nha khoa để thăm khám điều chỉnh dây cung.
- Thời gian niềng răng mắc cài tự buộc trung bình nhanh hơn từ 3 đến 6 tháng do là mắc cài tự động nên việc tác động lực lên răng diễn ra thường xuyên, đều đặn.
- Nhiều người lo sợ mắc cài tự buộc sẽ đau hơn mắc cài thông thường nhưng căn cứ vào hệ thống nắp trượt tự động giúp giảm thiểu sự ma sát giữa mắc cài và các vùng mềm xung quanh răng sẽ giúp người niềng răng hạn chế việc đau nhức, khó chịu quanh miệng.
- Lực kéo răng ổn định và chắc chắn giúp tăng hiệu quả và làm giảm quá trình điều trị.
- Dễ dàng vệ sinh và ít gây hại cho người sử dụng, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
- Mắc cài tự buộc ít bung tuột và được giữ cố định trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì niềng răng mắc cài tự buộc còn có một số hạn chế mà chúng ta nên biết như:
- Là phương pháp hiện đại, an toàn và được đánh giá cao nên chi phí cũng theo đó mà cao hơn so với một số phương pháp mắc cài khác.
- Trên bề mặt mắc cài sẽ nhô cao hơn nên phần mô mềm trên môi dễ bị cộm, gây cảm giác khó chịu trong thời gian đầu. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu khi đeo mắc cài, sẽ không kéo dài lâu mà chỉ sau một thời gian người đeo sẽ nhanh chóng thích nghi và thoải mái hơn.
Đối tượng phù hợp niềng răng mắc cài tự buộc
Nhằm mang lại hiệu quả cao và sử dụng phương pháp sao cho phù hợp thì chúng ta cũng cần xác định đối tượng chính xác để có thể áp dụng phương pháp này:
- Những người gặp tình trạng răng hô, chìa ra bên ngoài nhiều.
- Miệng móm nhiều mức độ khác nhau.
- Răng mọc chen chúc, lệch lạc, không nằm đúng vị trí.
- Tình trạng hở cung răng ở cả 2 hàm.
- Răng khấp khểnh, răng vẩu, khớp cắn ngược.
>>>>>Xem thêm: Cao huyết áp uống nước cam được không? Lợi ích của trái cam đối với sức khỏe
Có thể thấy khi xác định được phương pháp phù hợp thì kết quả mang lại sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, kết hợp với những lời khuyên, hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng có được một nụ cười tự tin, rạng rỡ hơn nhé.
Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp đáng được quan tâm và sử dụng với những tiện ích mang lại nhằm giúp người đeo nhanh chóng có được hàm răng theo đúng mong muốn mà lại an toàn, không gây hại sức khoẻ. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để làm hành trang trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể