Những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn

Chăm sóc người bị gãy xương đòn có vai trò quan trọng giúp quá trình hồi phục được rút ngắn, giảm đau nhức cho người bệnh. Chăm sóc người bệnh không chỉ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mà cần chú ý đến cả chế độ tập luyện phục hồi chức năng.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn

Thời gian hồi phục sau gãy xương đòn ở người lớn từ 6 – 8 tuần, ở trẻ em từ 3 – 6 tuần. Để bệnh chóng lành thì vấn đề chăm sóc người bị gãy xương đòn có vai trò rất quan trọng.

Thời gian hồi phục ở bệnh nhân gãy xương đòn

Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh, điểm nối xương ức và đai vai – cánh tay. Xương đòn có vai trò như thanh chống giữa thân mình và khớp bả vai, giúp vai hoạt động dễ dàng hơn. Nguyên nhân gãy xương đòn có thể là do chấn thương tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Gãy xương đòn thường gặp ở vùng vai với tỷ lệ người trẻ tuổi bị cao hơn so với người lớn tuổi. Thời gian hồi phục gãy xương đòn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ. Ở mức độ nhẹ không cần phẫu thuật thì sau khoảng 4 – 6 tuần vết thương sẽ lành. Mức độ nặng hơn cần phẫu thuật thì thời gian lành vết thương có thể lên đến 3 tháng.

Bên cạnh đó, mức độ hồi phục gãy xương đòn còn phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Ở trẻ em, thời gian lành vết thương gãy xương đòn khoảng 3 – 6 tuần, còn ở người lớn là từ 6 – 8 tuần. Ngoài ra chế độ chăm sóc người bị gãy xương đòn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục nhanh hay chậm của người bệnh.

Những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn 1

Gãy xương đòn là chấn thương thường gặp ở người trẻ tuổi

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc người bị gãy xương đòn

Những thực phẩm nên ăn

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh gãy xương đòn. Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là những loại thực phẩm hàng đầu được liệt kê vào danh sách thực đơn dành cho người bệnh. Bởi trong sữa và các sản phẩm từ sữa có vitamin D, canxi dồi dào. Đây là những dưỡng chất cần thiết để xây dựng một khung xương khỏe mạnh, góp phần vào quá trình tái tạo xương mới sau khi bị gãy.

Bên cạnh sữa, bạn có thể thêm vào thực đơn của người bệnh các món ăn chế biến từ cá hồi. Đây cùng là nguồn dưỡng chất chứa nhiều vitamin D và axit béo omega-3 rất cần thiết cho quá trình hình thành collagen, giúp phục hồi phần xương đòn đang bị gãy.

Đừng quên bổ sung thêm protein cho cơ thể nếu bạn muốn nhanh chóng hồi phục sau khi bị gãy xương đòn. Bởi gần như một nửa cấu trúc của xương được xây dựng từ protein. Lúc này, cơ thể cần nhiều hơn lượng protein so với người khỏe mạnh để nhanh chóng thúc đẩy hồi phục sau khi bị gãy xương. Bạn có thể bổ sung protein thông qua các nhóm thực phẩm như trứng, hạnh nhân, ức gà, thịt bò, bông cải xanh, cá ngừ, các loại cá, tôm, đậu phộng,…

Lưu ý một chế độ ăn giàu protein dễ khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi. Vì vậy, bạn cần cân bằng giữa nhóm thực phẩm chứa nhiều protein và canxi trong quá trình chăm sóc người bị gãy xương đòn.

Những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn 2

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng khi chăm sóc người bị gãy xương đòn

Những thực phẩm nên kiêng

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục nên bổ sung thì bạn cần chú ý kiêng những thực phẩm sau để không gây ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương:

  • Kiêng trà, cà phê: Trong trà và cà phê có nhiều caffeine sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và làm chậm quá trình lành xương.
  • Kiêng rượu và đồ uống có cồn: Những loại thức uống này sẽ khiến quá trình lành xương bị chậm đi. Ngoài ra đồ uống có cồn dễ làm bạn bị say và có nguy cơ ngã gây chấn thương nặng hơn.
  • Hạn chế hút thuốc: Người thường xuyên hút thuốc có thời gian bình phục lâu hơn so với người không hút thuốc. Nguyên nhân do các chất trong thuốc lá khiến lưu lượng máu đến xương bị thay đổi và làm quá trình hồi phục xương lâu hơn bình thường.

Tìm hiểu thêm: Cách xoa bóp bấm huyệt giải rượu đơn giản, hiệu quả

Những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn 3
Người bị gãy xương đòn nên kiêng uống rượu bia

Tập luyện hồi phục chức năng cho người bệnh gãy xương đòn

Chăm sóc người bị gãy xương đòn không chỉ cần quan tâm đến dinh dưỡng mà bạn cần phải lưu ý đến quá trình tập luyện hồi phục chức năng cho người bệnh. Bạn có thể hỗ trợ người bệnh luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ tại bệnh viện hoặc khi về nhà dưỡng bệnh. Trong quá trình tập không nên tập luyện quá sức, tập đúng và đủ các bài tập mà bác sĩ đã hướng dẫn.

Lưu ý từ tuần thứ 4 – 8, hỗ trợ người bệnh tập với biên độ vận động nhẹ nhàng, từ tuần 8 – 12 có thể tăng sức mạnh khi luyện tập, từ tuần 12 – 16 có thể tập các bài tập tích cực, tập luyện với bài tập mạnh hơn và luôn chú ý đến tình trạng của khớp vai khi tập luyện.

Nhìn chung, khi chăm sóc người bệnh bị gãy xương đòn, chế độ dinh dưỡng và tập luyện cần được thực hiện song song để đem lại kết quả hồi phục tốt nhất. Đặc biệt khi chăm sóc người bệnh, cả bạn và người bệnh cần phải kiên nhẫn, nhất là trong quá trình tập luyện để không gây ra chấn thương khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn 4

>>>>>Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa bệnh cúm ở người có bệnh nền

Tuân thủ chế độ tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ

Chăm sóc người bị gãy xương đòn: Những lưu ý cần nhớ

Khi chăm sóc người bị gãy xương đòn, bên cạnh vấn đề dinh dưỡng thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, hãy chườm đá vào khớp vai 3 lần/ngày trong vòng 15 phút. Điều này giúp giảm đau, giảm sưng và hạn chế bị nhiễm trùng cho người bệnh.
  • Trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật, tuyệt đối không được nâng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ.
  • Trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật, người bệnh không được nâng vật nặng quá 3kg ở bên tay bị gãy xương.
  • Nên giữ nẹp xương đòn ít nhất 3 – 4 tuần sau phẫu thuật. Điều này sẽ giúp quá trình lành xương của người bệnh nhanh hơn.
  • Khi đeo đai, người bệnh cố gắng giữ cho xương và cơ thẳng, tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát. Cần chú ý đến tư thế vai, không nhún hay thả lỏng hoặc xoay tròn vai khi mang nẹp.
  • Nhớ tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những điều cần biết khi chăm sóc người bị gãy xương đòn. Chăm sóc người bệnh nói chung và người bệnh gãy xương đòn nói riêng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện hồi phục. Để hiểu rõ hơn về cách chăm sóc người bị gãy xương đòn, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để không gây ra những ảnh hưởng xấu cho người bệnh trong quá trình hồi phục.

Xem thêm:

  • Chi phí phẫu thuật gãy xương đòn có tốn kém không?
  • Chi phí phẫu thuật gãy xương cẳng chân là bao nhiêu?
  • Gãy xương đòn di lệch chẩn đoán và điều trị bằng cách nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *