Những cách khử mùi cơ thể an toàn cho mẹ bầu

Hormone thay đổi là nguyên nhân chính gây ra mồ hôi và mùi khó chịu ở bà bầu. Có khá nhiều cách bạn có thể làm để khử mùi hôi đơn giản tại nhà cho mẹ bầu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Những cách khử mùi cơ thể an toàn cho mẹ bầu

Ngoài các mối lo ngại khi mang thai như ốm nghén, mệt mỏi, mất sức thì mùi hôi cơ thể cũng là 1 vấn đề lớn gây khó chịu cho mẹ bầu và cả những người xung quanh. Hãy cùng đi tìm cách khử mùi hôi cho thai phụ an toàn và hiệu quả nhất tại nhà.

Khử mùi hôi vùng kín

Những cách khử mùi cơ thể an toàn cho mẹ bầu 1Phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng khí hư ra nhiều và có mùi bất thường

Phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng khí hư ra nhiều và có mùi bất thường. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng hormone nội tiết tố nữ estrogen và progesterone tăng cao nhanh chóng khiến khí hư tiết nhiều liên tục, có mùi hôi và dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng này khá phổ biến và có hơn 30% phụ nữ mang thai mắc phải triệu chứng này trong những tháng đầu thai kỳ.

Một số cách để mẹ bầu giảm hôi vùng kín

Giữ âm đạo của mình luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách làm sạch âm đạo thường xuyên bằng nước ấm, cắt tỉa lông vùng kín gọn gàng. Đồng thời không thụt rửa âm đạo, không ngâm bồn lâu trong khi tắm để tránh hôi vùng kín.

Không sử dụng những sản phẩm vệ sinh âm đạo có mùi thơm hoặc các loại xà phòng có chứa thành phần gây kích ứng, vì chúng có thể giết chết những vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo làm âm đạo dễ bị viêm nhiễm hơn.

Mặc trang phục rộng rãi, quần lót bằng cotton mát mẻ giúp máu dễ lưu thông và thông thoáng cơ thể. Trong thời gian này mẹ cũng hạn chế quan hệ tình dục.

Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, tránh ăn thực phẩm cay hoặc thực phẩm có mùi như tỏi, rau cần tây.

Chữa khí hư có mùi hôi ở vùng kín bằng thảo dược

Khí hư có mùi hôi đôi khi xuất hiện là do âm đạo của nữ giới mất cân bằng pH hoặc do vi khuẩn gây bệnh bắt đầu sinh sôi, phát triển mạnh nên tấn công vào âm đạo. Chị em phụ nữ có thể áp dụng những cách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà bằng cách dùng các loại lá thảo dược để tăng tính kháng khuẩn, tạo mùi thơm dịu nhẹ tự nhiên để cải thiện tình trạng ra nhiều khí hư có mùi hiệu quả. Mẹ bầu có thể vệ sinh bằng những dung dịch này khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần để có hiệu quả tích cực mà không gây tổn thương âm đạo.

Khử mùi hôi nách

Tìm hiểu thêm: Ung thư da thường gặp ở độ tuổi nào?

Những cách khử mùi cơ thể an toàn cho mẹ bầu 2Sự hoạt động của mạnh nội tiết tố tác động lên tuyến mồ hôi nách ở mẹ bầu

Sự hoạt động của nội tiết tố tăng mạnh khác thường tác động lên tuyến mồ hôi nách làm cho mồ hôi tiết ra hơn thường ngày rất nhiều, kết hợp với sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn gây nên mùi hôi nách rất khó chịu.

Hút ẩm và khử mùi cho nách bằng thảo dược

Sau khi tắm xong, bạn hãy dùng một cục phèn chua, bôi đều lên vùng nách để loại bỏ những vi khuẩn gây mùi và cho vùng da dưới cánh tay sáng mịn hơn.

Chà xát chanh tươi lên nách để acid có trong nước cốt chanh thấm sâu vào da, tiêu diệt vi khuẩn và cho bạn “vùng cánh” một mùi hương chanh thơm dễ chịu.

Dùng lá cây khổ qua giã nhuyễn, chắt lấy nước, thấm vào băng gạc trong dán vào nách khi ngủ để diệt khuẩn và trị hôi nách rất hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm khử mùi hôi nách được các bác sĩ khuyên dùng

Lăn nách không mùi Aquaselin là một sản phẩm khử mùi organic, không mùi được sản xuất từ châu Âu. Những thành phần trong lăn khử mùi như hợp chất aluminium kết hợp với các tế bào biểu bì tạo thành gel trên bề mặt da ức chế được mồ hôi tiết ra nhiều hiệu quả từ đó sẽ ngăn ngừa mùi hôi nách khó chịu. Sản phẩm được được kiểm chứng lâm sàng an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú, với hiệu quả kéo dài từ 24 – 72 giờ trong khi chỉ cần sử dụng 1 lần duy nhất trong ngày vào buổi tối.

Khử mùi hôi miệng hiệu quả

Những cách khử mùi cơ thể an toàn cho mẹ bầu 2

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ sinh mổ 3 lần có đặt vòng được không?

66% phụ nữ mang thai buồn nôn và nôn do ốm nghén dẫn đến hôi miệng thai kỳ

Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể làm miệng trở thành nơi sản sinh lí tưởng cho các mảng bám, dẫn đến sự tiến triển của những hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và cuối cùng gây ra hôi miệng trong thai kỳ. Ngoài ra mẹ bầu cũng dễ mắc những tình trạng sau như khô miệng do giảm tiết nước bọt, nướu đỏ, sưng và chảy máu, lưỡi đóng bợn trắng gây vị đắng hoặc vị kim loại khó chịu trong miệng.

66% phụ nữ mang thai buồn nôn và nôn do ốm nghén trong thai kỳ, dẫn đến việc trào ngược axit, mất nước, thiếu hụt canxi tạo nên môi trường axit trong miệng, làm thức ăn dễ bám vào răng hơn, dẫn đến sâu răng và tạo ra mùi hôi khó chịu.

Cách khử mùi hôi miệng cho mẹ bầu

Uống nhiều nước hơn trong suốt thai kỳ để bù lại lượng nước đã mất do nôn nghén hoặc đi tiểu quá nhiều, ngoài việc này cũng giúp loại bỏ các mảnh vụn thức ăn bám trong miệng hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy nước lọc nhạt miệng, có thể dùng các loại trái cây nhiều nước để ăn xen kẽ như cam, quýt, bưởi…

Không ăn những thức ăn béo, có vị ngọt, chứa các thành phần có mùi nồng như hành, tỏi, cà phê,… cũng có thể gây sâu răng và tạo ra mùi hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2-3 lần mỗi ngày, sau đó dùng nước muối pha loãng hoặc các sản phẩm an toàn được bác sĩ chỉ định để súc miệng sau khi ăn. Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe răng miệng mẹ cũng có thể hỏi sự tư vấn nha sĩ, thăm khám định kỳ và điều trị theo yêu cầu, chỉ định riêng của nha sĩ (tránh 3 tháng đầu và 2 tháng cuối của thai kỳ).

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *