Răng hàm là răng khỏe nhất và đóng vai trò chính trong việc nhai. Việc nhổ răng hiện nay không phải quá phức tạp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo lắng rằng nhổ răng hàm có nguy hiểm không? Vậy, hãy cùng Kenshin tìm hiểu về nhổ răng hàm qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?
Với nền y học phát triển, tiên tiến, nhổ răng hàm được coi như một tiểu phẫu. Răng hàm lớn, khỏe và bám chắc hơn các răng khác, kèm theo ở vị trí sâu hơn nên nhổ lại càng khó. Vì vậy, nhiều người còn lo ngại việc nhổ răng hàm có gây ra biến chứng hay di chứng gì không. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về câu hỏi: “Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?” qua bài viết dưới đây.
Contents
Răng hàm được tính từ vị trí nào?
Trong vòng đời của người có 2 bộ răng: Răng sữa và răng vĩnh viễn.
Bộ răng sữa có 20 chiếc, là bộ răng đầu tiên trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Răng sữa ở mỗi nửa cung răng bao gồm 5 răng: Răng cửa trung tâm, răng cửa bên, răng nanh, răng cối thứ nhất và răng cối thứ 2.
Cả bộ răng sữa được thay bằng răng vĩnh viễn trong thời gian từ 6 tới 12 tuổi. Bộ răng vĩnh viễn có 32 răng, mỗi nửa hàm bao gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng tiền cối (răng hàm bé) và 3 răng cối (răng hàm lớn). Bộ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc trong khoảng thời gian từ 6 tuổi và tiếp tục mọc cho tới tuổi trưởng thành.
Vậy, răng hàm được tính từ các răng ở vị trí sau răng nanh ở cả trẻ em và người trưởng thành.
Các trường hợp chỉ định nhổ răng hàm
Chỉ định mổ răng hàm trong những trường hợp sau:
- Nhổ răng hàm để chỉnh nha, thẩm mỹ.
- Răng hàm mọc lệch gây biến chứng hoặc chưa gây biến chứng sưng đau nhưng là chỗ mắc thức ăn.
- Răng mọc ngầm, lạc chỗ gây biến chứng.
- Răng mọc thẳng nhưng có túi viêm quanh thân răng.
- Răng mọc thẳng nhưng không có răng đối diện.
- Răng mọc thẳng nhưng dị dạng gây mắc thức ăn.
- Răng ngầm tạo nang thân răng.
- Răng hàm là nguyên nhân gây biến chứng của bệnh toàn thân hoặc tại chỗ.
Các trường hợp chống chỉ định nhổ răng hàm
Chống chỉ định tạm thời:
- Viêm cấp tính tại chỗ hoặc bệnh toàn thân cấp tính.
- Hạn chế há miệng.
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.
- Phụ nữ đang ngày hành kinh.
- Bệnh nhân đang chạy tia xạ.
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Bệnh lý toàn thân giai đoạn cuối.
- Sức khỏe bệnh nhân quá yếu, không đáp ứng được thủ thuật.
- Ung thư máu mất ổn định.
Tìm hiểu thêm: Test rối loạn ăn uống giúp ích gì trong việc chẩn đoán bệnh?
Biến chứng khi nhổ răng hàm
Một số biến chứng thường gặp khi nhổ răng hàm:
- Sưng đau: Tình trạng sưng tấy thường xảy ra sau một số thủ thuật nha khoa, đặc biệt là nhổ răng hàm. Việc chườm lạnh lên má bằng túi nước đá có thể ngăn ngừa sưng tấy.
- Viêm khớp khô (alveolitis): Viêm khớp khô có thể hình thành sau khi nhổ răng ở hàm dưới và cục máu đông mất đi. Thông thường, cảm giác khó chịu giảm bớt trong 2 hoặc 3 ngày sau khi nhổ răng nhưng sau đó lại đột ngột trầm trọng hơn, đôi khi kèm theo đau tai. Tình trạng này có thể được cải thiện khi các bác sĩ đặt băng thấm thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau lên ổ răng đã nhổ.
- Viêm tủy xương: Viêm tủy xương là bệnh nhiễm trùng xương và thường do vi khuẩn gây ra. Viêm tủy xương thường xảy ra do nhiễm trùng ở hàm dưới. Biểu hiện bao gồm: Sốt, sưng tấy và đau phần mềm xung quanh.
- Hoại tử xương hàm: Hoại tử xương hàm là một rối loạn do chết các mô xương vùng hàm sau khi nhổ răng.
- Chảy máu: Chảy máu sau khi nhổ răng là tình trạng phổ biến. Thông thường, có thể cầm máu bằng cách giữ áp lực ổn định lên vị trí phẫu thuật trong giờ đầu tiên, bằng cách cho người bệnh cắn miếng gạc trong thời gian ít nhất 1 giờ. Người bệnh có vấn đề về rối loạn đông cầm máu hoặc phải thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu như warfarin hoặc aspirin sẽ làm tăng xu hướng chảy máu khó cầm. Do đó, trước khi làm các thủ thuật nha khoa hoặc nhổ răng, cần làm thêm các xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu cơ bản của người bệnh.
- Biến chứng thần kinh: Trong số các biến chứng xảy ra, đáng lo ngại là tổn thương các nhánh thần kinh sinh ba (thần kinh V). Biến chứng thần kinh có thể chỉ là nhất thời hoặc có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho người bệnh.
- Lệch xương hàm, tiêu xương, lệch khớp cắn…
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Đeo kính áp tròng dùng thuốc nhỏ mắt nào
Phương pháp nhổ răng hàm hiện nay
Hiện nay, có 2 phương pháp được sử dụng rộng rãi để nhổ răng hàm:
- Nhổ răng hàm bằng kìm nha khoa.
- Nhổ răng hàm bằng sóng siêu âm Piezotome.
Phương pháp nhổ răng bằng kìm nha khoa là phương pháp truyền thống, đơn giản và phổ biến với tất cả các cơ sở y tế.
Trong khi phương pháp nhổ răng hàm bằng Piezotome có thể giúp nhổ răng dễ dàng bằng cách sử dụng công nghệ siêu âm mà không làm ảnh hưởng đến các răng, xương và mô mềm lân cận. Điều này giúp người bệnh ít khó chịu hơn sau khi nhổ răng. Đây còn là cách nhổ răng lý tưởng để chuẩn bị cấy implant.
Một trong những ưu điểm của Piezotome là hỗ trợ quá trình nhổ răng diễn ra nhanh hơn và ít gây tổn thương cho các mô xung quanh.
Bài viết trên của Kenshin đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho các bạn liên quan đến việc nhổ răng hàm, và trả lời cho câu hỏi: “Nhổ răng hàm có nguy hiểm không?”. Từ đó, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn và chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc nhổ răng hàm sắp tới.
Xem thêm:
- Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng mà bạn cần biết
- Nhổ răng khôn có được bảo hiểm không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể