Tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP ở Việt Nam hiện nay càng tăng cao. Nhiễm vi khuẩn HP có thể dẫn tới bệnh loét dạ dày – tá tràng, thậm chí nguy hiểm nhất là có nguy cơ gây ra ung thư dạ dày. Vậy nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không?
Bạn đang đọc: Nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không?
Vi khuẩn HP là tác nhân hàng đầu trong bệnh lý loét dạ dày – tá tràng và có thể dẫn tới biến chứng ung thư dạ dày. Loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP dẫn đến cơn đau bụng quặn thắt kèm những triệu chứng cực kì khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy đang nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không?
Contents
Vi khuẩn HP và những điều cần nắm rõ
Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày người và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có bệnh viêm loét dạ dày. Đây là nhóm bệnh tiêu hóa thường gặp nhất và quá trình điều trị vi khuẩn HP cũng tương đối phức tạp. Trước khi trả lời câu hỏi vi khuẩn HP dương tính có chữa được không thì chúng ta cần có một số kiến thức cơ bản về vi khuẩn HP như sau.
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là Helicobacter Pylori, loại vi khuẩn này sinh sống và phát triển trong dạ dày. Vi khuẩn này tiết ra enzyme urease giúp trung hòa acid dạ dày và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển. Nhiễm vi khuẩn HP là tình trạng khá nguy hiểm vì tỷ lệ cao sẽ dẫn tới viêm dạ dày mạn, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, thì vi khuẩn HP có khả năng lây lan từ người sang người nếu không cách ly người bệnh. Các con đường lây lan của vi khuẩn HP là:
- Từ miệng đến miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu nhất. Người khỏe mạnh có thể nhiễm HP sau khi tiếp xúc với nước bọt hay dịch đường tiêu hóa của người mắc bệnh. Hiểu đơn giản hơn là, thông qua ăn uống chung vật dụng: Bát, đũa,… hay thậm chí hôn trực tiếp cũng có thể lây nhiễm HP. Vậy nên, trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng cao những thành viên còn lại cũng có nguy cơ nhiễm.
- Từ phân đến miệng: Sau khi đào thải vi khuẩn HP qua phân thì khả năng lây lan sang cộng đồng sẽ rất cao thông qua đồ ăn không đạt vệ sinh.
- Đường khác: Khi dùng chung các thiết bị y tế cũng là con đường lan truyền vi khuẩn HP rất cần đề phòng.
Yếu tố đời sống liên quan đến nhiễm HP
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhiễm vi khuẩn HP đối với người khỏe mạnh. Có phương pháp phòng tránh sẽ giảm thiểu phần lớn nguy cơ nhiễm HP. Cần phòng tránh các yếu tố sau:
- Di truyền: Khi có người thân có bệnh liên quan đến vi khuẩn HP thì khả năng nhiễm HP cao hơn thông thường.
- Sống chung với người nhiễm HP: Con đường lây lan của vi khuẩn HP khá đơn giản nên việc không cách ly người bệnh sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Môi trường sống: Những nơi tập trung đông người sinh sống, sinh hoạt cùng như ký túc xá, doanh trại,… là những nơi lây lan vi khuẩn HP cực kỳ nhanh. Không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
- Dịch vụ y tế không đảm bảo: Việc nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng hay các dụng cụ nha khoa đòi hỏi đảm bảo sạch sẽ, nếu không, sẽ tăng khả năng lây nhiễm HP.
Triệu chứng bạn đã nhiễm vi khuẩn HP
Khi nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng không khó để nhận ra. Nhưng khi bạn nhận thấy bản thân có những triệu chứng dưới đây cần lưu ý để điều trị kịp thời:
- Đau bụng: Vị trí đau bụng thường là thượng vị, cơn đau bụng thường quặn thắt. Người bệnh có thể thấy nóng rát bất kỳ lúc nào trong ngày. Đặc biệt, đau bụng sẽ xảy ra khi đói bụng hay sau khi ăn no.
- Đầy bụng: Người bệnh thường cảm thấy đầy hơi, chướng bụng khi đang đói, sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ. Triệu chứng này sẽ càng rõ hơn nếu bạn dùng bữa có nhiều dầu mỡ, bia rượu và có hút thuốc lá.
- Ợ chua, buồn nôn: Dấu hiệu buồn nôn và ợ nóng xảy ra thường xuyên. Lưu ý, khi nôn thường chỉ là nước và dịch tiết của dạ dày, chất nôn có màu đen thẫm.
- Màu sắc của phân: Phân có lẫn máu, tình trạng phân không ổn định, lúc thì cứng như táo bón, lúc lại như tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm: Cách trị thâm mắt đơn giản tại nhà, giúp mắt thêm sáng đẹp, tươi tắn
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không?
Thông thường, người bệnh cần phải sử dụng thuốc để điều trị HP trong ít nhất 2 tuần có sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Việc điều trị HP cần tuân thủ theo phác đồ điều trị bác sĩ kê đơn cho người bệnh. Thông thường người bệnh cần dùng kháng sinh trong 2 tuần để diệt HP nhưng việc điều trị loét dạ dày – tá tràng có thể kéo dài tới 4-8 tuần tùy theo tình trạng của vết loét. Sau 2 tuần đầu tiên, điều trị có hiệu quả thì bạn không cần dùng kháng sinh tiếp tục nhưng cần dùng tiếp các loại thuốc khác để làm lành vết loét.
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không còn phụ thuộc nhiều vào ý thức điều trị của người bệnh. Vi khuẩn HP có thể chữa khỏi nếu bạn tuân thủ theo phác đồ điều trị và cải thiện lối sống trở nên lành mạnh hơn. Sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể tái nhiễm HP hay tình trạng đau dạ dày vẫn tiếp diễn vì lối sống không lành mạnh.
>>>>>Xem thêm: Ngừng tim đột ngột: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị
Thực phẩm người nhiễm HP nên bổ sung
Chế độ ăn uống khoa học là phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng HP hiệu quả nhất. Ngoài ra cũng ngăn ngừa được tình trạng tái nhiễm HP, cải thiện tình trạng viêm dạ dày của người bệnh. Người bệnh nên bổ sung thêm:
- Rau xanh, trái cây: Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa hoạt chất giúp ức chế HP tốt. Đồng thời, tỏi có chứa chất kháng khuẩn mạnh, tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
- Gừng: Được xem như một chất kháng khuẩn giúp bảo vệ dạ dày.
- Sữa chua và các sản phẩm lên men từ sữa: Hiệu quả trong việc giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp các triệu chứng của bệnh lý dạ dày và giúp người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn.
Tóm lại. để trả lời cho câu hỏi nhiễm vi khuẩn HP dương tính có chữa được không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể chữa được nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị và cải thiện thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi điều trị HP thì nên điều trị cho cả gia đình vì có thể tái nhiễm do khả năng lây lan của loại vi khuẩn này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể