Nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da nguy hiểm đến mức nào?

Tụ cầu khuẩn là một trong những vi khuẩn phổ biến trong tự nhiên và sống trong cơ thể người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số chủng lại có khả năng gây bệnh, nổi tiếng nhất là tụ cầu vàng. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về vi khuẩn này, các bệnh lý trên da do nó gây ra và các biện pháp phòng tránh nhiễm tụ cầu vàng.

Bạn đang đọc: Nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da nguy hiểm đến mức nào?

Tụ cầu khuẩn có mặt khắp nơi trong tự nhiên và đồng thời có thể sống trên da, khoang mũi, miệng và các bộ phận khác của người khỏe mạnh. Vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng trên da phổ biến. Nhiễm trùng da gây ra những bệnh lý nào, triệu chứng ra sao sẽ được trình bày trong bài viết này.

Tổng quan về tụ cầu khuẩn

Tụ cầu khuẩn thuộc chi Staphylococcus là một nhóm vi khuẩn gram dương hội sinh, sống trên da và màng nhầy của con người. Nói chung, Staphylococci là thành viên lành tính trong hệ thực vật tự nhiên, nhưng nhiều loài có khả năng trở thành mầm bệnh cơ hội, chủ yếu lây nhiễm cho những người cấy ghép thiết bị y tế hoặc bị suy giảm miễn dịch. Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) và Staphylococcus cholermidis là nguồn gây nhiễm trùng bệnh viện và là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng vết mổ và nhiễm trùng huyết.

Đặc biệt là tụ cầu khuẩn vàng có nhiều cơ chế và yếu tố độc lực để lẩn tránh hệ thống miễn dịch. Nó có thể sản xuất rất nhiều loại protein giúp bám vào thành tế bào chủ, xâm lấn các tế bào không thực bào, hình thành màng sinh học và can thiệp vào quá trình trung hòa hệ thống miễn dịch bẩm sinh bằng cách tiết ra các protease có tác dụng phân cắt các thành phần cụ thể của hệ thống miễn dịch. Cho nên, nó là nguyên nhân ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng cộng đồng và bệnh viện từ nhẹ như nhiễm trùng da, bệnh chốc lở cho đến các bệnh nặng như viêm nội tâm mạc, viêm phổi, nhiễm trùng máu và hội chứng sốc nhiễm độc.

Nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da nguy hiểm đến mức nào? 2

Tụ cầu vàng là vi khuẩn gram dương, thường tụ lại thành một cụm

Các bệnh lý của nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da

Tụ cầu vàng là mầm bệnh phổ biến nhất liên quan đến nhiễm trùng da trên toàn thế giới. Nhiễm trùng da do S. aureus là nhiễm trùng xảy ra mà không có tổn thương rõ ràng trên lâm sàng trước đó hoặc thứ phát sau tổn thương da tối thiểu. Những bệnh nhiễm trùng này bao gồm bệnh chốc lở, viêm nang lông, mụn nhọt và áp xe nguyên phát. Các biểu hiện lâm sàng chính trên da có thể liên quan đến một số độc tố do vi khuẩn tạo ra.

Bệnh chốc lở

Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng biểu bì do S. aureus và/hoặc Streptococcus pyogenes gây ra. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và có tỷ lệ cao ở những khu vực có hoàn cảnh khó khăn. Nó rất dễ lây lan, có khả năng tự lây nhiễm và xuất hiện các đợt bùng phát trong gia đình hoặc cộng đồng nhỏ.

Đối với bệnh chốc lở do tụ cầu vàng, tổn thương ban đầu là những bọng nước dễ vỡ. Các mụn nước nhanh chóng bị viêm, có mủ và vỡ ra để tạo thành lớp mài hoặc lớp vỏ rỉ nước. Triệu chứng này thường xuất hiện quanh miệng, trên chân và bất kỳ vùng da nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Bạn có thể sử dụng mupirocin và axit fusidic thoa tại chỗ để điều trị chốc lở.

Viêm nang lông

Tụ cầu vàng là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp viêm nang lông. Nó biểu hiện dưới dạng mụn mủ, mụn nhọt, nốt sần hoặc nốt viêm gây đau, ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể có mật độ lông dày như cánh tay, lưng, mí mắt (mụn lẹo). Bệnh lây lan dễ dàng khi dùng dao cạo râu.

Áp xe

Áp xe là một tập hợp mủ. Áp xe hình thành từ một nốt hoặc mảng ban đỏ viêm đau và cực kỳ đau đớn, có thể kèm theo viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết, sốt nhưng khá hiếm gặp. Mủ có thể hình thành sau vài ngày tự phát triển và nếu không được dẫn lưu ra ngoài, có thể xảy ra hoại tử da tự phát, vỡ và chảy mủ.

Viêm quanh móng cấp tính

Viêm quanh móng cấp tính là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở nếp móng tay hoặc chân. Một số vi khuẩn khác có thể gây viêm quanh móng nhưng tụ cầu vàng là loại vi khuẩn phổ biến nhất. Người bệnh thường được cắt bỏ vùng da bị viêm kết hợp với kháng sinh.

Viêm bạch huyết

Viêm bạch huyết là tình trạng đặc trưng bởi một dải dài viêm ban đỏ trên da, chủ yếu do S. aureus hoặc S. pyogenes gây ra. Viêm bạch huyết đôi khi kèm theo sốt, mệt mỏi, nhức đầu,… Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng phác đồ kháng sinh toàn thân cho căn bệnh này.

Hội chứng sốc nhiễm độc

Mặc dù tụ cầu vàng nằm trên da nhưng có có thể tiết ra độc tố thắm qua da gây sốc nhiễm độc. Hội chứng sốc nhiễm độc do nhiễm trùng tụ cầu vàng có triệu chứng lâm sàng là sốt cao, ban đỏ lan tỏa, bong vảy ở lòng bàn tay và lòng bàn chân sau 1 – 2 tuần khởi phát bệnh, hạ huyết áp, tổn thương đa tạng, co giật, đe dọa tính mạng.

Tìm hiểu thêm: Cách làm nước hoa hồng dưỡng da tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da nguy hiểm đến mức nào? 3
Vi khuẩn S.aureus gây ra hội chứng sốc nhiễm độc

Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da

Vì tụ cầu vàng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày nên việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là phương pháp phòng ngừa quan trọng nhất.

  • Chú ý rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước để ngăn ngừa tái phát và lây nhiễm chéo. Đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và bệnh nhân nằm viện.
  • Nhân viên y tế trong bệnh viện phải thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát nhiễm trùng khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
  • Khi có vết thương trên da, hãy làm sạch vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý, cồn y tế (kể cả vùng bị trầy xước) và băng vết thương đúng cách bằng băng không thấm nước cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm và máy cạo râu với người khác.
  • Tránh chạm vào vết thương hoặc băng bó của người khác.
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đặc biệt là đồ chơi trẻ em hay dùng chung bằng nước xà phòng, oxy già hay nước sôi.

Nhiễm trùng tụ cầu vàng trên da nguy hiểm đến mức nào? 4

>>>>>Xem thêm: Rỉ ối 3 tháng giữa cần phải làm gì?

Rửa tay thường xuyên giúp hạn chế lây nhiễm tụ cầu vàng

Staphylococcus vàng là loại vi khuẩn phổ biến nhất gây nhiễm trùng da và mô mềm có mủ. Nhiễm trùng tụ cầu vàng chủ yếu do tiếp xúc với da hoặc tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm vi khuẩn. Cho nên, giữ vệ sinh tay, khu vực sinh sống là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn các bệnh lý trên da do vi khuẩn gây ra.

Xem thêm:

  • Nhiễm Clostridium Difficile có những triệu chứng gì?
  • Nhiễm khuẩn ổ bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *