Nhiễm toan axit lactic là một dạng nhiễm toan chuyển hóa mà axit lactic tích tụ trong huyết thanh của cơ thể. Sự sản xuất lactate tăng lên khi các mô cơ thể trải qua tình trạng thiếu hụt oxy. Đồng thời, lactate có thể bị tích tụ nếu gan và thận không thể chuyển hóa nó một cách hiệu quả.
Bạn đang đọc: Nhiễm toan axit lactic: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa
Toan chuyển hóa thường là một dạng rối loạn toan kiềm phổ biến trên những bệnh nhân đang bị bệnh nặng, đây có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh nền nghiêm trọng. Cùng Kenshin tìm hiểu về nguyên nhân cũng như các triệu chứng nhiễm toan axit lactic thường gặp trong bài viết dưới đây.
Contents
Nhiễm toan axit lactic là gì?
Nhiễm toan axit lactic là một tình trạng phổ biến thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân mắc bệnh suy tim, suy hô hấp, suy gan, nhiễm trùng huyết, nhồi máu ruột hoặc tứ chi và cũng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Có hai loại axit lactic chủ yếu là L-lactate và D-lactate, trong đó hầu hết các trường hợp nhiễm axit lactic do sự tích tụ quá mức của L-lactate.
Tình trạng nhiễm toan lactic được phân loại thành hai loại chính, loại A và loại B:
- Nhiễm toan laxit actic loại A: Xảy ra khi có sự giảm lưu thông máu đến mô, giảm thể tích tuần hoàn, suy tim, nhiễm trùng huyết hoặc ngừng tim.
- Nhiễm toan axit lactic loại B: Xuất phát từ sự suy giảm chức năng của tế bào và khu vực cục bộ, do giảm lưu thông máu đến các mô.
Nhiễm toan lactic có nhiều nguyên nhân và thường có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân của nhiễm toan axit lactic
Có nhiều nguyên nhân cơ bản gây nhiễm toan axit lactic, bao gồm ngộ độc carbon monoxide, sốt rét, bệnh tả và tình trạng ngạt thở. Một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm toan lactic có thể kể đến là:
Bệnh tim
Ngừng tim và suy tim sung huyết là những tình trạng y tế nghiêm trọng có thể dẫn đến sự suy giảm đột ngột của chức năng tim, làm mất khả năng cung cấp đủ máu và oxy cho cơ thể. Dẫn đến sự gia tăng đột ngột của nồng độ axit lactic trong cơ thể.
Nhiễm trùng nặng (nhiễm trùng huyết)
Bất kỳ loại nhiễm trùng nặng nào do virus hoặc vi khuẩn đều có khả năng gây nhiễm trùng huyết. Những người bị nhiễm trùng huyết có thể trải qua tình trạng nồng độ axit lactic tăng đột biến do giảm lưu lượng oxy.
HIV
Các loại thuốc điều trị HIV như các chất ức chế men sao chép ngược nucleoside, có thể gây tăng nồng độ axit lactic và đồng thời có thể gây tổn thương cho gan. Hậu quả của việc này là cơ thể gặp khó khăn trong quá trình xử lý lactate.
Bệnh ung thư
Các tế bào ung thư sản xuất axit lactic, khi tế bào ung thư tăng trưởng và nhân lên, lượng axit lactic tạo ra cũng tăng lên đáng kể. Sự tích tụ của axit lactic này có thể diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là khi một người trải qua quá trình sụt cân và bệnh ung thư ngày càng nặng.
Hội chứng ruột ngắn
Mặc dù hiếm, nhưng người có đường ruột ngắn có khả năng tích tụ axit D-lactic do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non. Ngoài ra, những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày cũng có thể mắc phải tình trạng nhiễm axit D-lactic.
Sử dụng acetaminophen
Việc sử dụng acetaminophen (Tylenol) đều đặn có thể dẫn đến nhiễm axit lactic, ngay cả khi tuân thủ đúng liều lượng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do acetaminophen có thể gây ra sự tích tụ axit pyroglutamic trong huyết thanh.
Nghiện rượu mãn tính
Việc tiêu thụ rượu ở mức độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm toan lactic và nhiễm toan ceton do rượu. Tình trạng nhiễm toan ceton do rượu có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, tuy nhiên, nó có thể được chữa trị thông qua việc tiêm tĩnh mạch và glucose. Rượu gây tăng nồng độ phosphate, tác động tiêu cực lên chức năng thận, dẫn đến tăng độ axit của cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Tại sao người bị đau mắt đỏ không nên ăn xôi?
Tập thể dục cường độ cao
Sự tăng lên tạm thời của axit lactic có thể xuất phát từ việc vận động với cường độ cao, đặc biệt khi cơ thể không nhận được đủ lượng oxy để phân hủy glucose trong máu. Hiện tượng này có thể gây ra cảm giác nóng rát ở các nhóm cơ, đồng thời có thể gây ra triệu chứng như buồn nôn và suy nhược.
Nhiễm toan lactic và bệnh tiểu đường
Một dạng thuốc uống được sử dụng để điều trị tiểu đường được biết đến với tên gọi là biguanides, có khả năng gây ra tích tụ axit lactic. Metformin (Glucophage) là một trong số những loại thuốc thuộc nhóm này. Nó được sử dụng chủ yếu để điều trị tiểu đường, nhưng cũng có thể được kê đơn để điều trị các bệnh khác như suy thận. Metformin cũng được áp dụng để điều trị hội chứng đa nang buồng trứng.
Trong trường hợp người bị tiểu đường, nếu họ cũng mắc bệnh thận, tình trạng tích tụ axit lactic có thể trở nên đáng lo ngại hơn.
Những nguyên nhân này có thể tồn tại độc lập hoặc kết hợp với nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.
Các biện pháp phòng ngừa trường hợp nhiễm toan axit lactic
Mặc dù nhiễm toan axit lactic có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân và tình trạng khác nhau, có một số biện pháp phòng ngừa tổng quát:
- Tuân thủ chặt chẽ các chống chỉ định sử dụng của metformin, bao gồm các trường hợp suy thận, suy gan, thiếu máu oxy mô và các bệnh nhân lớn tuổi.
- Dừng sử dụng metformin trước và trong khoảng thời gian 48 giờ sau khi tiến hành các quá trình chẩn đoán hình ảnh có sử dụng các loại thuốc cản quang chứa iodine. Những bệnh nhân được tiêm thuốc cản quang có nguy cơ tổn thương thận do các tổn thương ống thận cấp dẫn đến suy thận và tích tụ biguanides. Vì vậy, việc ngừng sử dụng metformin là cần thiết trước khi thực hiện bất kỳ quy trình chẩn đoán hoặc điều trị nào có nguy cơ gây suy thận.
- Dừng sử dụng metformin 48 giờ trước khi thực hiện bất kỳ can thiệp phẫu thuật nào liên quan đến mê toàn thân, gây mê tủy sống hoặc gây mê ngoài màng cứng. Việc tái sử dụng metformin chỉ nên được thực hiện sau 48 giờ kể từ khi phẫu thuật hoặc khi bệnh nhân có thể an toàn sử dụng thức ăn qua đường miệng và chỉ sau khi đảm bảo rằng chức năng thận đã trở lại bình thường.
- Thực hiện theo dõi chức năng thận. Đối với bệnh nhân đang điều trị bằng metformin, cần xác định cấp độ thanh thải creatinin trước khi bắt đầu điều trị, sau đó thực hiện đánh giá định kỳ ít nhất một lần mỗi năm đối với những bệnh nhân có chức năng thận bình thường và ít nhất 2-4 lần mỗi năm đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin thấp hơn mức bình thường hoặc là người cao tuổi. Với bệnh nhân cao tuổi, suy thận thường xảy ra mà ít khi có biểu hiện triệu chứng thường xuyên. Cần đặc biệt chú ý đến các biện pháp dự phòng khi sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận như thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu và NSAIDs trong giai đoạn đầu của điều trị.
>>>>>Xem thêm: Bôi tế bào gốc sau laser có tác dụng gì?
Lưu ý rằng nên thảo luận với bác sĩ về lịch trình kiểm tra sức khỏe cá nhân và những biện pháp phòng ngừa cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân của mỗi người.
Tóm lại, nhiễm toan axit lactic là một tình trạng nghiêm trọng, khiến nồng độ axit lactic tăng cao trong cơ thể, thường đi kèm với triệu chứng như kiệt sức, đau cơ và suy nhược cơ thể. Việc hiểu rõ về nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng để bảo vệ sức khoẻ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể