Người mắc bệnh Covid thường đi kèm các triệu chứng điển hình như sốt, ho, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, đau nhức cơ thể… Tuy nhiên trên thế giới lại ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm covid không triệu chứng và đây cũng chính là nguồn gây bệnh thầm lặng, ảnh hưởng nhiều đến công tác phòng chống dịch bệnh của quốc gia.
Bạn đang đọc: Nhiễm Covid không triệu chứng – Nguồn lây bệnh thầm lặng trong cộng đồng
Mặc dù hiện tại dịch bệnh Covid-19 đã phần nào được kiểm soát, tuy nhiên số trường hợp mắc Covid-19 không triệu chứng lại chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 80%). Hơn thế nữa, người nhiễm virus SARS-COV-2 không triệu chứng vẫn có khả năng lây lan mầm bệnh ra ngoài cộng đồng, gây khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về trường hợp nhiễm covid không triệu chứng – nguồn lây bệnh thầm lặng trong cộng đồng nhé!
Contents
Đặc điểm của Covid-19 và triệu chứng bệnh
Covid-19 là bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm, gây ra bởi chủng virus SARS-CoV-2. Sau thời gian ủ bệnh, virus SARS-CoV-2 sẽ gây ra nhiều mức độ nặng của bệnh, từ không triệu chứng cho đến suy hô hấp cấp tính và dẫn đến tử vong. Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng mức độ nặng của bệnh bao gồm người già, suy giảm miễn dịch, bệnh nền đi kèm (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính) và phụ nữ mang thai.
Virus có thể lây lan từ người này qua người kia thông qua các con đường như:
- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người nhiễm bệnh như giọt bắn nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi hay nói chuyện…
- Lây trực tiếp thông qua việc bắt tay với người bệnh.
- Chạm vào các đồ dùng, vật dụng hay bề mặt có chứa virus, sau đó đưa tay có virus lên mắt, mũi hoặc miệng khiến cho virus có thể xâm nhập vào cơ thể.
- Trường hợp hiếm xảy ra đó là tiếp xúc với phân của người bệnh, có thể gặp ở những người chăm sóc bệnh nhân mắc covid.
Sau thời gian ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, đa số những người mắc covid có những triệu chứng ban đầu tương đối giống với cảm cúm thông thường. Một số trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng hoặc xuất hiện triệu chứng rất nhẹ khiến người bệnh chủ quan, dễ bị bỏ qua. Triệu chứng của người mắc covid thường gặp đó là:
- Sốt cao trên 38,5 độ C;
- Đau đầu, khó chịu, mệt mỏi;
- Ho, đau họng;
- Tức ngực, khó thở;
- Đau nhức xương khớp toàn thân, cơ thể không có sức lực;
- Một số trường hợp có thể bị mất vị giác hoặc khứu giác.
Trong một số trường hợp nặng, virus sẽ gây tổn thương đường hô hấp, dẫn đến suy hô hấp cấp và tử vong rất nhanh. Hiện nay, việc tiêm phòng vaccine ngừa covid đã cho thấy những hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa lây truyền nguồn bệnh và giảm thiểu tiến triển bệnh nặng hơn, đặc biệt là trường hợp người bệnh mắc sẵn các bệnh nền.
Người nhiễm covid không triệu chứng – Nguồn lây lan bệnh trong cộng đồng
Những người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng, trong y học được gọi là người lành mang trùng. Những người nhiễm covid không triệu chứng có thể là chưa biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài, nhưng khi lượng virus phát triển đủ số lượng hay sức đề kháng của người đó suy giảm thì lúc này bệnh có thể sẽ phát triển và biểu hiện thành triệu chứng.
Những người nhiễm covid không triệu chứng có thể những người đã bị virus xâm nhập cơ thể nhưng do sức đề kháng tốt, có thể ức chế được sự nhân lên của SARS-COV-2 nên không thể gây bệnh, từ đó không xuất hiện triệu chứng lâm sàng.
Tìm hiểu thêm: Đường làm trầm trọng thêm bệnh Alzheimer: Bạn có biết?
Hay một trường hợp khác, đó là do số lượng virus xâm nhập vào cơ thể với một lượng ít chưa thể gây bệnh được ngay, do đó chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên khi cơ thể bị suy yếu, suy giảm sức đề kháng thì lúc này virus có thể phát triển nhanh chóng và gây bệnh dẫn đến xuất hiện các triệu chứng nhiễm covid.
Người nhiễm covid không triệu chứng cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của SARS-COV-2, số lượng SARS-COV-2 xâm nhập và sức đề kháng của cơ thể. Một số trường hợp, mặc dù là mầm bệnh đã xâm nhập cơ thể nhưng chúng đang ở giai đoạn thích nghi với điều kiện sống mới và cần thời gian để nhân lên hay còn gọi là đang trong thời kỳ ủ bệnh nên chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh. Ở giai đoạn này, kể cả người nhiễm virus, những người xung quanh hay thậm chí là các nhân viên y tế cũng không thể biết được người này đang mang mầm bệnh. Và điều đáng nguy hiểm hơn đó là những người này rất dễ lây lan virus ra xung quanh, đặc biệt là những người tiếp xúc gần, sử dụng chung các đồ dùng có mang virus.
Ngoài ra, cũng có một số người mang mầm bệnh và không có triệu chứng là do virus chưa xâm nhập cơ thể chỉ mới tồn tại ở bên ngoài như trên da, niêm mạc bàn tay, bàn chân… cho nên chúng không làm tổn thương cơ thể.
Những người mang mầm bệnh trong người nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh, khiến họ lầm tưởng họ là người bình thường, vì vậy họ thường chủ quan khi tiếp xúc với người khác hay với môi trường bên ngoài và những người xung quanh cũng không biết để tránh. Từ đó lân lan ra cộng đồng nhanh chóng, nhất là khi những người mang bệnh không triệu chứng đi đến những nơi đông người như chợ, siêu thị, trường học, cơ quan, bến xe…
>>>>>Xem thêm: Tư thế trái núi có lợi ích gì? Cách luyện tập như thế nào?
Một số biện pháp phòng bệnh để bảo vệ bản thân mình
Covid-19 là dịch bệnh y tế nguy hiểm toàn cầu với tốc độ lây lan nhanh chóng. Bên cạnh đó, càng nhiều biến thể nguy hiểm của SARS-COV-2 xuất hiện gây khó khăn trong việc nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị. Mỗi cá nhân không nên chủ quan, hãy chủ động bảo vệ bản thân mình và gia đình bằng cách thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:
- Luôn cập nhật, bổ sung các thông tin liên quan đến dịch bệnh covid để kịp thời tránh né.
- Xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn có trên da.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường đông người, tiềm ẩn nhiều nguồn lây bệnh, đặc biệt khi chăm sóc người nhiễm covid hoặc nghi ngờ nhiễm virus hoặc những người có triệu chứng như ho, sốt, đau họng…
- Hạn chế việc sờ tay lên mặt, mắt, mũi, miệng bởi tay bạn chạm vào rất nhiều thứ có thể nhiễm virus bất cứ lúc nào.
- Khi bạn có những triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, đau nhức người và nghi ngờ bị nhiễm covid, đầu tiên hãy cách ly bản thân và thông báo cho những người đã tiếp xúc gần với bạn để hạn chế lây lan nguồn bệnh ra bên ngoài. Thông báo với cán bộ y tế địa phương để có kế hoạch phòng chống dịch bệnh.
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ và đúng số mũi để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm khả năng diễn tiến của bệnh khi mắc covid.
Những người nhiễm covid không triệu chứng chính là nguồn lây bệnh thầm lặng trong cộng đồng, có thể làm nghiêm trọng hơn tình trạng dịch bệnh của đất nước cũng như toàn thế giới. Hiện nay trên thế giới vẫn đang trong hành trình tìm kiếm thuốc đặc trị cũng như các loại vaccine phòng ngừa Covid-19 hiệu quả thì những người nhiễm covid không triệu chứng vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy cần tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh, tránh tâm lý chủ quan, xem thường bệnh tật, nâng cao tinh thần chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể