Nhiều chị em phụ nữ vẫn thường băn khoăn rằng nhân xơ tử cung khác gì u xơ tử cung. Vậy đây có phải là hai bệnh lý không? Bệnh lý này giống nhau và khác nhau ra sao?
Bạn đang đọc: Nhân xơ tử cung khác gì u xơ tử cung?
Nhiều người thường bối rối khi không biết nhân xơ tử cung khác gì u xơ tử cung.
Contents
Nhân xơ tử cung khác gì với u xơ tử cung?
Sự thật là u xơ tử cung còn có tên gọi khác là nhân xơ tử cung, cho nên nếu bạn nghĩ rằng đây là hai bệnh lý khác nhau là sai lầm. Hai tên gọi đều chỉ chung bệnh là khối u lành tính xuất hiện ở trong hoặc trên thành cơ tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi phổ biến nhất là 30 – 45.
Tuy khối u hiếm khi phát triển thành ung thư nhưng nếu không được tầm soát và điều trị kịp thời vẫn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Khi phát hiện u xơ cổ tử cung hay nhân xơ tử cung, bác sĩ thường quan tâm đến kích thước, số lượng, vị trí của khối u trên tử cung cũng như những triệu chứng bệnh gây ra. Triệu chứng sẽ khác nhau tùy vào tình trạng, kích thước và số lượng khối u.
Theo thời gian, kích thước khối u sẽ to lên nhưng tiến triển chậm. Kích thước khối u sẽ có xu hướng nhỏ dần đi khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, nếu khối u to nhanh bất thường thì có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính.
Dấu hiệu nhận biết nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung
Hầu hết trường hợp bị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, chỉ cần theo dõi thường xuyên. Khi có những khối u xơ lớn, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Ra kinh nhiều hoặc chu kỳ kinh kéo dài;
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
- Chảy máu giữa các kỳ kinh;
- Đau và áp lực vùng chậu;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Táo bón;
- Đau lưng dưới;
- Đau và chảy máu khi giao hợp;
- Khí hư ra nhiều;
- Cảm giác chướng bụng, đầy bụng;
- Khó mang thai.
Sau khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, do lượng hormone trong cơ thể suy giảm dẫn đến các triệu chứng của nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung thường ổn định hoặc biến mất.
Nguyên nhân gây nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung
Phần lớn nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Một số giả thuyết cho rằng nội tiết có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hoặc do các rối loạn nhiễm sắc thể ở trong khối u. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh càng tăng do các yếu tố sau:
- Di truyền học: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự khác biệt về gen giữa các tế bào bình thường trong tử cung và u xơ.
- Các yếu tố tăng trưởng: Yếu tố tăng trưởng như insulin có thể đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của u xơ.
- Chất nền ngoại bào (ECM): Có tác dụng làm cho các tế bào kết dính với nhau. Các khối u xơ được phát hiện có nhiều ECM hơn các tế bào bình bình thường.
Đối tượng dễ mắc bệnh nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường do có các yếu tố sau đây:
- Tuổi tác: Phụ nữ trưởng thành đặc biệt là ở độ tuổi 30, 40 và đến tuổi mãn kinh.
- Tiền sử gia đình: Gia đình có thành viên bị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung. Người mẹ bị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung, nguy cơ con gái mắc bệnh sẽ cao hơn 3 lần so với mức trung bình.
- Nguồn gốc dân tộc: Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung cao hơn.
- Béo phì: Phụ nữ béo phì, thừa cân có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tìm hiểu thêm: Tác hại của thịt đỏ là gì? Ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư không?
Cách chẩn đoán và điều trị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung
Không chỉ quan tâm đến sự khác nhau giữa nhân xơ tử cung và u xơ tử cung, các chị em còn muốn biết nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung có thể gây ra những hậu quả gì cho sức khỏe.
Có nhiều biến chứng xảy ra khi bị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung. Chị em có thể bị thiếu máu nếu tình trạng chảy máu kéo dài. Một biến chứng hiếm gặp khác nhưng nguy hiểm là các khối u xơ lớn có thể gây áp lực lên bàng quang và niệu quản, dẫn đến tổn thương thận. Các biến chứng khác bao gồm sảy thai nhiều lần, vô sinh.
Phương pháp chẩn đoán
Khi khám bệnh, bác sĩ có thể phát hiện khối u xơ thông qua một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như sau:
Siêu âm
Phương pháp chẩn đoán nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là siêu âm. Thông qua siêu âm tử cung và phần phụ qua ổ bụng, hầu hết các khối u được phát hiện. Với một số trường hợp khối u xơ nằm ở dưới niêm mạc, bác sĩ sẽ siêu âm bằng đầu dò âm đạo.
MRI
Để kiểm tra và đánh giá đặc điểm của khối u tốt hơn, bác sĩ dùng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI để có thông tin về kích thước, số lượng và vị trí của các khối u xơ.
Phương pháp điều trị
Chọn phương pháp điều trị nào tùy thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của u và những triệu chứng do khối u gây ra.
>>>>>Xem thêm: Kiệt sức vì làm việc tại nhà? Đây là cách giúp bạn vượt qua tình trạng này
Trong quá trình chữa trị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sự phát triển của khối u theo thời gian. Tùy thuộc vào kích thước hoặc các triệu chứng của khối u xơ mà bác sĩ có thể đề nghị khám phụ khoa và siêu âm định kỳ. Một số yếu tố ảnh hưởng kế hoạch điều trị của bạn như:
- Số lượng u xơ;
- Kích thước của nhân xơ tử cung;
- Vị trí của khối u xơ trong tử cung;
- Những triệu chứng liên quan đến khối u xơ;
- Kế hoạch mang thai của bạn trong tương lai;
- Bạn có muốn bảo tồn tử cung hay không.
Các phương pháp điều trị nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung phổ biến hiện nay như: Điều trị nội khoa, dùng hormone, điều trị can thiệp ít xâm lấn hoặc phẫu thuật.
Trong đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt để khối u. Nhưng sau khi phẫu thuật nhân xơ tử cung hay u xơ tử cung, cơ hội mang thai là rất thấp, trừ những trường hợp vẫn bảo tồn được tử cung khi bóc tách khối u. Phẫu thuật gây biến dạng buồng tử cung sẽ giảm cơ hội có thai. Trường hợp đã cắt toàn bộ tử cung sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh.
Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi “Nhân xơ tử cung khác gì với u xơ tử cung”. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa tại bệnh viện.
Xem thêm: U xơ tử cung và u nang buồng trứng cái nào nguy hiểm hơn?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể