Nhận biết những dạng viêm cầu thận thường gặp 

Viêm cầu thận xảy ra với mọi lứa tuổi, thường không thể dứt điểm hoàn toàn do bệnh tái phát nhiều lần. Những dạng viêm cầu thận thường gặp, từ nguyên nhân đến biểu hiện của bệnh sẽ được tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết sau. 

Bạn đang đọc: Nhận biết những dạng viêm cầu thận thường gặp 

Bệnh viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở thận, được chia làm hai dạng cơ bản. Cùng tìm hiểu những dạng của bệnh để có cách chữa trị kịp thời.

Viêm cầu thận cấp tính

Nhận biết những dạng viêm cầu thận thường gặp 1Bệnh viêm cầu thận là tình trạng viêm xảy ra ở thận, thường gặp ở trẻ em

Viêm cầu thận là tổ hợp của nhiều căn bệnh gây tổn thương ở thận khiến cho chức năng của cơ quan này bị suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Viêm cầu thận được chia làm hai dạng là viêm cầu thận cấp tính và mãn tính.

Viêm cầu thận cấp tính là di người bệnh bị vi khuẩn tấn công. Một số chủng vi khuẩn gây viêm cầu thận cấp là khuẩn liên cầu nhóm A, tụ cầu, phế cầu hoặc một số loại virus như viêm gan B, sởi, quai bị, thủy đậu. Đây là bệnh lý phức hợp miễn dịch gây nên tình trạng viêm lan tỏa không sinh mủ tại tất cả các đơn vị thận của hai thận. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách bệnh nhân có thể hồi phục sau 4 – 6 tuần điều trị.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm cầu thận cấp tính:

  • Mắc các bệnh kháng thể kháng màng đáy cầu thận.
  • Mắc bệnh mạch máu, tích lũy đạm nhiều trong cơ thể.
  • Mắc hội chứng Goodpasture, phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid.
  • Người mắc bệnh lý thận lgA, lupus viêm thận, viêm thành mạch dị ứng, viêm cầu thận màng tăng sinh.
  • Trẻ em trong độ tuổi 3 – 8 tuổi, với tỉ lệ bé trai cao gấp đôi các bé gái.

Biểu hiện của bệnh viêm cầu thận cấp tính

Tìm hiểu thêm: Phòng ngừa một số bệnh trong và sau lũ lụt

Nhận biết những dạng viêm cầu thận thường gặp 2Viêm cầu thận có thể gây đau bụng dai dẳng

  • Lượng nước tiểu ít, nước tiểu chứa máu nên sẫm màu, thường có màu hồng hoặc màu xá xị, có bọt do protein dư thừa.
  • Huyết áp cao và cholesterol cao.
  • Tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên buồn ngủ do thiếu máu hoặc suy thận.
  • Có cảm giác nôn, buồn nôn và cảm giác khó chịu, chán ăn, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và người già.
  • Sốt cao, cơ thể suy nhược, mệt mỏi khi chứng suy thận phát triển.
  • Đau bụng, đau khớp, phù do giữ nước ở mặt, mí mắt và chân.

Viêm cầu thận mãn tính

Viêm cầu thận mãn tính được diễn biến từ bệnh viêm cầu thận cấp tính. Bệnh nhân mắc bệnh viêm cầu thận mãn tính nếu không không được điều trị kịp thời có thể phải thay thế thận. Bệnh khiến thận bị nở to do phù và tăng sinh tế bào gồm tế bào nội mô. Tình trạng này làm cho bao Bowman hẹp lại, gây rối loạn miễn dịch ở phổi và thận, từ đó gây chảy máu và viêm cầu thận cấp. Viêm cầu thận mãn tính tiến triển nhanh với khoảng 90% bệnh nhân tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối trong vòng vài tuần hoặc vài tháng.

Nhận biết những dạng viêm cầu thận thường gặp 3

>>>>>Xem thêm: Những hậu quả bọc răng sứ cần lưu ý

Viêm cầu thận mãn tính tiến triển nhanh với khoảng 90% tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối

Những dạng biến chứng của viêm cầu thận mãn tính

Viêm cầu thận màng: Bệnh thường gặp chủ yếu ở người lớn và là nguyên nhân phổ biến gây thận hư. Biểu hiện qua chứng phù nề, đái máu vi thể và tăng huyết áp.

Viêm cầu thận màng tăng sinh: Bệnh gây nên một nhóm các rối loạn như viêm thận, thận hư, thường gặp ở trẻ em.

Bệnh thận IgA: Đây bệnh lý tương đối hiếm gặp, có thể dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân.

Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu: Bệnh kích hoạt viêm và tăng sinh mô cầu thận làm tổn thương màng đáy, là chứng thận hư cấp tính nghiêm trọng nhất.

Viêm cầu thận lupus: Những kháng thể lupus ảnh hưởng đến các cấu trúc của thận khiến hệ thống miễn dịch tự sản xuất các kháng thể tấn công các mô và cơ quan. Tình trạng này làm xuất huyết trong, được bài tiết qua nước tiểu cùng với những loại protein.

Biểu hiện của bệnh viêm cầu thận mãn tính

  • Đái ra máu, gây phù và quá tải thể tích tuần hoàn có thể xuất hiện tái phát nhiều đợt.
  • Mệt mỏi do thiếu máu, tăng ure máu do chức năng thận suy giảm.
  • Trong nước nước tiểu có protein niệu hoặc hồng cầu niệu dai dẳng.
  • Đái ra máu, gây phù và quá tải thể tích tuần hoàn có thể xuất hiện tái phát nhiều đợt.
  • Mệt mỏi do thiếu máu, tăng ure máu do chức năng thận suy giảm.
  • Trong nước nước tiểu có protein niệu hoặc hồng cầu niệu dai dẳng.
  • Lúc này những đơn vị lọc máu bị hư hại, mất đi chức năng lọc điện giải và các chất độc hại ra khỏi cơ thể dẫn đến vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng đường tai, mũi, họng, da, sau đó nhiễm vào máu.

Bệnh viêm cầu thận nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây suy thận, hư thận và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bệnh dễ khởi phát và phát triển nhanh ở với những trẻ em trong độ tuổi từ 4-7 tuổi. Vì thế chúng ta cần phòng chống nguy cơ mắc những bệnh nhiễm khuẩn họng, viêm xoang, nhiễm khuẩn ngoài da… Ngay khi mắc những bệnh này chúng ta phải điều trị dứt điểm, tránh việc cơ thể bị nhiễm khuẩn và khởi phát bệnh viêm cầu thận cấp. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh nhân có thể tử vong sớm do suy thận và hầu hết không qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *