Nhận biết ngộ độc khí gas và cách xử lý nhanh chóng

Hầu hết mọi gian bếp gia đình đều có bếp gas. Tuy nhiên, việc sử dụng bếp gas không cẩn thận dễ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường, nhất là trường hợp ngộ độc khí gas.

Bạn đang đọc: Nhận biết ngộ độc khí gas và cách xử lý nhanh chóng

Nếu gia đình sử dụng không vệ sinh và bảo dưỡng bếp ga cẩn thận, có thể gây rò rỉ khí ga. Khi khí ga này xâm nhập vào cơ thể qua đường thở sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, khó thở và buồn nôn, thậm chí là hôn mê rất nguy hiểm.

Bản chất khí gas

Khí gas là hỗn hợp khí có thể cháy được gồm 85% metan, 10% etan và một phần nhỏ propan và butan,… Khí gas không màu, không mùi và rất độc khi hít phải. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất đã thêm mùi vào khí gas để người sử dụng có thể nhận biết và phòng tránh.

Thật chất, khí gas an toàn cho môi trường hơn với than đá và dầu mỏ vì sản sinh ra ít khí nhà kính. Mùi mà nhà sản xuất trộn vào khí gas có mùi nồng, khó chịu để nhận biết rò rỉ khí gas và xử lý kịp thời.

ngộ độc khí gas 1 Khi rò rỉ khí gas bạn sẽ nhận biết bằng cách ngửi thấy mùi nồng, khó chịu

Tác hại của ngộ độc khí gas

Thủ phạm gây ra ngộ độc khí gas là khí CO. Ở nồng độ thấp, nó phát tán trong không khí, khi hít phải sẽ nhanh chóng đi vào máu. Trong thời gian rất ngắn, nó sẽ hấp thụ các tế bào hồng cầu trong cơ thể, khiến hàm lượng oxy trong cơ thể giảm, dẫn đến não bị thiếu oxy.

Khi khí gas thoát ra, người ta dễ dàng ngửi thấy mùi nồng nặc đặc trưng của nó. Nếu ngộ độc khí gas nhẹ, người bệnh sẽ có các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, ù tai, tức ngực và buồn nôn. Ngộ độc nặng, ngoài các triệu chứng trên còn có biểu hiện vã mồ hôi, da xanh xao, bước đi không vững, thị lực giảm, có thể hôn mê bất tỉnh, chân tay co quắp, co giật và tím tái.

Sơ cứu người bị ngộ độc khí gas

Trong trường hợp bị ngộ độc khí gas, phải nhanh chóng thực hiện các bước sau để sơ cứu cấp tốc tránh trường hợp xấu nhất xảy ra:

  • Hít một hơi thật sâu, nín thở rồi chạy vào phòng, nhanh chóng đóng van bình gas và mở hết cửa sổ để không khí thoát ra bên ngoài nhằm làm giảm nồng độ gas, làm sạch không khí.
  • Nhanh chóng chạy ra ngoài lấy không khí, sau đó tiếp tục vào phòng đưa người trúng độc ra ngoài. Kiểm tra mạch và tình trạng thở của nạn nhân. Nếu nạn nhân hết mạch và ngừng thở, bạn cần khẩn trương tiến hành hô hấp nhân tạo để phục hồi tình trạng chức năng của tim và phổi.
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh, nên cho họ nằm yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh cử động chân tay làm giảm oxy và năng lượng không cần thiết.
  • Sau khi sơ cứu nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến trung tâm y tế gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu để được cấp cứu kịp thời.
  • Người giải cứu phải phòng chống tốt cho bản thân bằng cách dùng khăn ướt bịt chặt mũi mới xông vào nơi tràn khí gas. Nghiêm cấm sử dụng thuốc lá, đóng mở các công tắc điện hoặc những hành vi có thể phát sinh tia lửa tránh cháy nổ.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh quấy khóc không rõ nguyên nhân: Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

ngộ độc khí gas 2 Ngộ độc khí gas khiến bạn chóng mặt, buồn nôn, tím tái thậm chí ngất xỉu

Cách điều trị ngộ độc khí CO

Để điều trị ngộ độc khí CO, trước hết phải đưa nạn nhân ra khỏi khu vực bị nhiễm khí CO hoặc mở các cửa để khí độc thoát ra ngoài. Tắt bếp ga, sau đó đưa nạn nhân ra khu vực thông thoáng để cải thiện mức độ oxy trong cơ thể. Trường hợp nặng nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo. Sau đó vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Một số phương pháp được sử dụng trong bệnh viện để điều trị ngạt thở khí CO như sau:

  • Thở oxy tinh khiết: Liệu pháp này làm tăng lượng oxy hòa tan trong máu và giúp cung cấp oxy đến các cơ quan hoặc mô.
  • Liệu pháp buồng oxy cao áp: Liệu pháp này sử dụng một buồng kín hoàn toàn chứa đầy oxy nguyên chất ở áp suất cao hoặc nồng độ cao gấp 2 – 3 lần của bệnh nhân. Điều này làm tăng tốc độ thay thế CO bằng oxy trong máu.

Cách lắp đặt gas an toàn

Chọn mua bếp gas

Mua và sử dụng bếp gas, bình gas và các phụ kiện bếp gas chính hãng. Sử dụng bình gas có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, có tem niêm phong chính hãng được in trên bình gas rõ nét, không mờ, không bị nhăn. Không sử dụng bình gas bị rỉ sét, van khóa rơ lỏng.

Cách lắp bếp ga

  • Đặt bình gas thẳng đứng, không dự trữ bình gas trong nhà.
  • Bình gas đặt thấp hơn bếp để lưu thông tốt và tránh đọng gas dưới đáy bình khi sử dụng gần hết.
  • Bình gas để cách xa bếp hay các nguồn nhiệt, tia lửa điện khoảng 1.5m.
  • Không nên đặt bình gas trong tủ kín vì không phát hiện được mùi khí gas bị rò rỉ. Khí gas nặng nên khi tràn ra sẽ lan xuống đất nên tủ đựng bình gas phải thoáng.
  • Trong quá trình nhân viên lắp đặt bình gas cần chú ý giám sát xem họ làm đúng quy trình không, kiểm tra ngọn lửa, tắt bật bếp để xem van có kín không.

Kiểm tra định kỳ

Kiểm tra bình gas 6 tháng đến 1 năm một lần. Khoảng 2 – 3 năm nên thay thế dây dẫn gas và 5 năm đối với van điều áp. Không nên dùng bếp gas quá cũ, rỉ sét làm tắc nghẽn ống dẫn ga, van ga dẫn đến rò rỉ khí gas gây cháy nổ.

Cách phòng ngừa ngộ độc khí CO

  • Tránh xa máy móc đang hoạt động.
  • Lựa chọn mua bếp gas từ thương hiệu uy tín, đảm bảo an toàn.
  • Nên nhờ các kỹ thuật viên lắp đặt bếp gas.
  • Không gian phòng bếp cần thông thoáng, để khí gas có thể lưu thông ra ngoài.
  • Vệ sinh và bảo dưỡng bếp gas định kỳ.
  • Lắp đặt thiết bị phát hiện khí gas bị rò rỉ.
  • Không sử dụng bếp gas hoặc bếp lò để sưởi ấm vì làm tích tụ CO trong nhà.
  • Không đốt than trong phòng kín.
  • Không dùng máy phát điện trong nhà hoặc kho, tầng hầm nhỏ, gần nơi ở.
  • Ngoài ra, nếu bạn lo lắng về vấn đề ngộ độc khí gas thì có thể cân nhắc sử dụng sang bếp từ để đảm bảo an toàn.

Nhận biết ngộ độc khí gas và cách xử lý nhanh chóng

>>>>>Xem thêm: Hồng cầu niệu là gì? Nguyên nhân nào gây hồng cầu niệu?

Sử dụng bếp ga và bình ga mới, chính hãng không rỉ sét để đảm bảo an toàn

Bếp gas là một thiết bị nhà bếp vô cùng hữu ích giúp cho việc nấu nướng của các bà nội trợ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên để sử dụng bếp gas an toàn không gây cháy nổ, ngộ độc khí gas thì bạn nên mua ở những nơi bán bếp uy tín. Không sử dụng bình gas đã quá cũ, phải thường xuyên kiểm tra đường dẫn, van gas để hạn chế những hư hỏng có thể xảy ra.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *