Trẻ độ tuổi từ 1 đến 6 phát triển rất nhanh về thể chất và trí tuệ. Do đó, ba mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con để đảm bảo bé có thể phát triển toàn diện. Hiểu cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi sẽ giúp ba mẹ lên thực đơn phù hợp cho con.
Bạn đang đọc: Nguyên tắc và cách xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau cần bổ sung lượng chất dinh dưỡng khác nhau để phù hợp với nhịp phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, ba mẹ nên hiểu rõ tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi để bổ sung cho trẻ những thực phẩm phù hợp với từng độ tuổi.
Contents
Nguyên tắc khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi
Trước khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi, mẹ nên chú ý những điều sau:
- Cho trẻ dưới 3 tuổi ăn thực phẩm mềm, lỏng: Ở độ tuổi này, khả năng nhai của trẻ còn yếu, nên ba mẹ hãy cho trẻ ăn thực phẩm mềm, lỏng như cháo hoặc súp dinh dưỡng. Giúp bé dễ ăn và nạp đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy các nguyên liệu nên được xay nhuyễn và nấu chung với cháo hoặc ngũ cốc cho bé ăn.
- Trang trí món ăn bắt mắt: Theo nghiên cứu, một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là món ăn kém hấp dẫn. Vì vậy, ba mẹ cần trang trí món ăn sao cho nhiều màu sắc, hình thù mà bé thích. Điều này kích thích trẻ ăn nhiều hơn và hứng thú với mỗi bữa ăn.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Vệ sinh thực phẩm chắc chắn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu khi chế biến thức ăn cho trẻ. Ba mẹ nên chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến hợp vệ sinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe đường ruột của trẻ. Ba mẹ nên rửa tay thật sạch trong khi nấu ăn và trước khi cho trẻ ăn. Đối với trẻ lớn hơn tự ăn được nên tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Chia nhiều bữa ăn trong ngày: Nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Mỗi bữa ăn nên có nhiều món khác nhau, hình thù đa dạng để bé cảm thấy thích thú, không biếng ăn.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Ở độ tuổi từ 1 đến 3, hầu hết trẻ chưa thể tự ăn. Nguồn thức ăn chính vẫn là cháo, bột ăn dặm và thức ăn mềm, lỏng. Tháp dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi cần có các nhóm chất sau.
Tinh bột
Tinh bột là nhóm chất cần thiết trong mỗi bữa chính. Một số loại tinh bột như ngũ cốc, gạo, mì ống, các loại củ, yến mạch,… Tinh bột cũng có trong rau củ quả nên có thể kết hợp với cháo, súp, bột ăn dặm để tạo sự đa dạng trong bữa ăn. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ cần 85 – 142g tinh bột/ngày.
Chất xơ và khoáng chất
Cho bé ăn nhiều rau củ quả để có nhiều chất xơ và khoáng chất. Cho trẻ ăn những loại trái cây mà bé thích, mềm và dễ ăn như chuối, bơ, dưa hấu. Có thể làm sinh tố cho bé uống với lượng dưới 180ml/ngày. Việc bổ sung chất xơ và khoáng chất giúp bé ngăn ngừa táo bón thường xuyên.
Hầu hết trẻ em thích ăn trái cây hơn rau xanh. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm các loại rau củ vào các món trái cây để bé dễ ăn và nhận được nhiều vitamin, chất xơ.
Để khuyến khích bé ăn ngon miệng, hãy chọn những loại trái cây và rau củ có màu sắc sặc sỡ và chế biến thành hình thù dễ thương để bé ăn nhiều hơn.
Bổ sung protein
Thực phẩm giàu đạm cho bé 1 – 3 tuổi là thịt, trứng, tôm, cá, cua,… Mẹ nên kết hợp những thực phẩm trên với cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn. Nếu trẻ chưa có khả năng nhai tốt thì nên nấu chín, xay nhuyễn và nấu với các nguyên liệu khác. Nhu cầu protein ở giai đoạn này sẽ là 35 – 44g/ngày.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm cholesterol toàn phần là gì?
Bổ sung dầu mỡ vừa đủ
Chất béo cung cấp năng lượng và giúp trẻ hấp thu tốt các loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K, E. Khi cho trẻ ăn cần bổ sung 1 – 2 muỗng cà phê mỡ động vật với các chất béo lành mạnh từ dầu thực vật hoặc các loại hạt, quả bơ,…
Đây là chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Trẻ nên nạp 20 – 40g chất béo/ngày.
Bổ sung đường
Đường cũng là chất nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ. Có thể bổ sung đường thông qua sữa ít đường, sữa chua có đường hoặc các loại kẹo mà bé thích. Tuy nhiên, cho trẻ ăn lượng đường vừa phải để không gây thừa cân, béo phì. Lượng đường trẻ 1 – 3 tuổi cần khoảng 20 – 25g/ngày.
Muối là một phần trong tháp dinh dưỡng
Muối là một loại gia vị không thể thiếu khi chế biến món ăn. Mẹ nên chọn loại muối dành riêng cho trẻ nhỏ và sử dụng khoảng 2 – 3g muối/ngày. Không nên cho trẻ ăn mặn vì ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – 6 tuổi
Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ bắt đầu đến trường để học và vui chơi nên cần nhiều năng lượng hơn. Ba mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ có đủ năng lượng hoạt động, phát triển chiều cao và cân nặng. Các nhóm chất cần thiết ở trẻ 3 – 6 tuổi như sau.
Tinh bột
Ở độ tuổi này, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã tăng lên và lúc này trẻ có thể nạp tinh bột dễ dàng hơn. Ba mẹ có thể chọn tinh bột từ gạo, khoai, mì, bún, phở, bánh mì. Mỗi ngày nên cung cấp 5 – 6 đơn vị ngũ cốc tương đương nửa chén cơm (55g) và 27g bánh mì để đảm bảo lượng tinh bột cho trẻ.
Chất xơ và khoáng chất
Chế độ ăn của trẻ từ 3 – 6 tuổi rất cần chất xơ và khoáng chất. Thực phẩm tốt để bổ sung chất xơ và khoáng chất cho trẻ là rau củ quả và trái cây. Mẹ nên mua các loại trái cây mà bé thích và nhiều màu sắc để kích thích bé ăn ngon miệng. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi nên bổ sung 80g rau củ quả và trái cây mỗi ngày.
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ có thể khiến bạn giảm khả năng chịu đau về thể chất
Bổ sung protein
Có 2 loại protein chính từ động vật và thực vật. Thực phẩm có trong thịt đỏ, trứng, cá, tôm, cua chứa protein động vật. Các loại hạt chứa protein thực vật và có chất lượng cao hơn protein động vật.
Cha mẹ nên lưu ý bổ sung cân đối hai loại này để con có nguồn dinh dưỡng phù hợp. Protein cũng rất cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 5 đến 6 tuổi. Trẻ 3 – 6 tuổi cần bổ sung 3.5 đơn vị protein mỗi ngày, 1 đơn vị tương đương 31g thịt, 35g cá, 47g trứng, 42g thịt gà.
Bổ sung dầu mỡ
Chế độ ăn của trẻ từ 3 đến 6 tuổi nên có dầu mỡ và chất béo. Tuy nhiên, đây chỉ là nhóm chất bổ sung. Ba mẹ nên bổ sung cho trẻ 5 đơn vị chất béo mỗi ngày, tương ứng với 25g dầu, nên ưu tiên dùng dầu thực vật cho trẻ.
Bổ sung đường
Cần bổ sung 3 đơn vị đường cho trẻ 3 – 5 tuổi tương ứng khoảng 25 – 30g mỗi ngày. Ba mẹ có thể cho trẻ uống sữa ít đường, bánh kẹo hoặc sữa chua. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến béo phì và nhiều tác hại khác.
Thêm muối vào chế độ ăn của trẻ 3 – 6 tuổi
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi chỉ nên bổ sung dưới 3g muối mỗi ngày. Ưu tiên chế biến thức ăn nhạt cho bé để tốt cho sức khỏe.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ những thông tin về tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi và nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Hy vọng các các bậc cha mẹ tìm được cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển toàn diện của con.
Xem thêm: Tháp dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể