Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng não

Nhiễm ký sinh trùng não gây ra một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Chỉ khi phát hiện sớm mới có thể tránh được những hậu quả nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng não qua bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng não

Ký sinh trùng xâm nhập vào trong não là vấn đề nguy hiểm. Nhưng tại sao lại nhiễm ký sinh trùng não là thắc mắc của nhiều người bệnh. Kenshin sẽ giải đáp vấn đề này, qua đó giúp các bạn có thể tìm ra phương pháp phòng ngừa tình trạng này hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm ký sinh trùng não

Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, thời tiết rất phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại ký sinh trùng. Khi các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, chất dinh dưỡng, máu của con người bị chúng sử dụng để phát triển, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của con người. Lâu dài sẽ dẫn đến thiếu máu, suy dinh dưỡng, chúng có thể theo máu tiến đến nhiều cơ quan và gây bệnh tại các vị trí như não, gan, phổi, thận,…

Tại sao lại nhiễm ký sinh trùng não? -2

Nang ký sinh trùng trong não người bệnh

Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trong đó có nhiễm ký sinh trùng não. Vì khi ký sinh trùng tấn công và đã xâm nhập được vào cơ thể, người bệnh không phát hiện kịp thời, ký sinh trùng sẽ di chuyển đến nhiều vị trí khác trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột, tắc ống mật, tắc ruột,… Nhất là với người bệnh đang có tình trạng suy giảm miễn dịch thì biến chứng ký sinh trùng để lại càng nặng nề hơn.

Nhiễm ký sinh trùng não thường gặp ở giun đũa chó, giun mạch, sán máng, sán lá phổi, giun đầu gai,… dẫn đến viêm màng não do ký sinh trùng và nhiều triệu chứng như đau đầu, đau vùng thùy thái dương, thùy chẩm, đau nhức mỏi phần cổ và gáy, thị lực suy giảm,…

Thói quen trong ăn uống hàng ngày quyết định khả năng xâm nhập của ký sinh trùng vào cơ thể người. Một số nguyên nhân dẫn đến nhiễm ký sinh trùng não tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Lấy phân động vật để bón cho cây trồng tại nhà và trực tiếp sử dụng các loại cây trồng này chưa qua xử lý.
  • Một vài tập tục sinh hoạt theo địa phương như ăn thịt tái, ăn tiết canh,… cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm ký sinh trùng ở người.
  • Dùng các món ăn không tuân thủ ăn chín uống sôi.
  • Dùng nguồn nước không sạch, chưa được xử lý.

Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ bầu nên biết!

Tại sao lại nhiễm ký sinh trùng não? -1
Ăn tiết canh là nguy cơ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng não

Triệu chứng cho thấy bạn đã nhiễm ký sinh trùng

Có rất nhiều loại ký sinh trùng nên dấu hiệu nhận biết cũng sẽ khác nhau giữa các chủng loại. Tuy nhiên, có thể dựa vào một vài dấu hiệu dưới đây để dự đoán nhiễm ký sinh trùng:

  • Sốt liên tục trong thời gian dài: Cơ thể người nhiễm ký sinh trùng thường sốt cao, có thể kèm rét run, có tính liên tục hay ngắt quãng.
  • Ngứa da, ngứa hậu môn: Biểu hiện ở da của người nhiễm ký sinh trùng giống với dấu hiệu dị ứng, có phát ban, chàm trên da. Tại vùng hậu môn, nếu người bệnh nhiễm giun kim thì khả năng cao sẽ ngứa quanh hậu môn vào ban đêm.
  • Sụt cân, thiếu máu: Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa, nên ảnh hưởng nhiều lên sự hoạt động của ruột, để lại các triệu chứng của đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, sụt cân không lý do,… Nhiều loại ký sinh trùng vào cơ thể người sẽ hút máu lấy chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, nên khả năng cao có kèm tình trạng thiếu máu và sụt cân.
  • Thần kinh: Nếu người bệnh nhiễm ký sinh trùng não thì người bệnh sẽ đau đầu liên tục, lo lắng, bất an, tâm lý thay đổi, suy giảm trí nhớ rõ rệt.

Tại sao lại nhiễm ký sinh trùng não? -3

>>>>>Xem thêm: Nên làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Người nhiễm ký sinh trùng có biểu hiện trực tiếp ở da

Phòng ngừa ký sinh trùng

Khi nhiễm ký sinh trùng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh có thể được điều trị tại nhà hay cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần can thiệp điều trị cộng đồng để tiêu diệt ký sinh trùng, tránh lây lan bệnh. Vì vậy nên cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là chủ động phòng ngừa ký sinh trùng hàng ngày bằng những biện pháp đơn giản như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh được khuyến cáo có hiệu quả bảo vệ sức khỏe khỏi ký sinh trùng. Và không nên để trẻ ngậm, mút tay, cũng như sờ tay lên các vùng hở của cơ thể.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân và không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác.
  • Đối với trẻ nhỏ, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, đồ dùng của trẻ nhỏ vì trẻ thường ngậm các vật dụng này.
  • Tiến hành vệ sinh thường xuyên nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở, nhất là những nơi có nguy cơ cao là nơi sinh sống của các loại ký sinh trùng.
  • Tuân thủ ăn chín uống sôi, dùng các món ăn hợp vệ sinh.
  • Tích cực nấu ăn tại nhà, hạn chế ăn ngoài, nhất là các hàng quán chưa đảm bảo vệ sinh.
  • Uống thuốc tẩy giun, xổ giun định kỳ là cách phòng ngừa ký sinh trùng trong đường ruột hiệu quả. Trừ trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ đang có thai 3 tháng đầu thì mọi người cần tiến hành tẩy giun định kỳ hàng năm. Hai đối tượng đặc biệt này cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng hiệu quả khác.
  • Khi đi vào những nơi hoang dã, cần trang bị quần áo, tắm rửa, đồ dùng cá nhân sạch sẽ để tránh ký sinh trùng bám vào quần áo, tìm cách xâm nhập vào cơ thể.

Nhiễm ký sinh trùng não là biến chứng nguy hiểm khi ký sinh trùng tấn công vào cơ thể. Vậy nên, bất kỳ đối tượng nào cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng trong cuộc sống hàng ngày.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *