Nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi chính là hút thuốc lá, chiếm trên 90% các trường hợp mắc. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết thuốc lá còn là nguyên nhân của khoảng 30% các loại bệnh ung thư ở người như ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, gan, tụy, thận, bàng quang,… thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Bạn đang đọc: Nguy cơ mắc nhiều loại ung thư do hút thuốc lá
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, thuốc lá là “hung thủ” giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm. Trong đó, có khoảng 7 triệu người tử vong do hút thuốc lá trực tiếp và hơn 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc thụ động (tiếp xúc với khói thuốc lá). Ở Mỹ, một số nghiên cứu về mối liên quan giữa ung thư và sử dụng thuốc lá đã ước tính rằng có khoảng 1/3 tổng số người chết vì ung thư liên quan đến hút thuốc lá.
Contents
Tại sao thuốc lá lại gây hại?
Trong khói thuốc lá có chứa gần 7000 hợp chất hóa học, trong số đó có tối thiểu 69 hợp chất có khả năng gây ung thư, bao gồm:
- 11 chất được xếp vào nhóm 1: Nhóm các chất đã được chứng minh chắc chắn gây ung thư ở người: Benzen, Cadmium, Ethylen Oxit, Chrominum, Beryllium, Vinyl Chloride, Asenic, Nickel, Polonium-210, 2-Naphthylamine, 4-Aminobiphenyl.
- 7 chất được xếp vào nhóm 2A: Nhóm các chất có thể gây ung thư ở người.
- 49 chất được xếp vào nhóm 2B: Nhóm các chất gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư ở người.
Khi tồn tại trong cơ thể người, các chất độc này và các sản phẩm chuyển hóa của có thể gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau:
- Gắn vào bộ gen, gây ra các đột biến gen ung thư.
- Gắn lên màng tế bào, làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào.
- Gây viêm mạn tính dẫn đến quá trình tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển thành ung thư.
Thuốc lá điện tử có an toàn hơn thuốc lá không?
Theo Điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam năm 2020, tỉ lệ nam giới hút thuốc lá là 42,3% và ở nữ giới là 1,7%. Đây là một tỉ lệ khá cao, đặt ra nhiều thách thức cho dự phòng ung thư phổi và những loại bệnh ung thư khác.
Ngoài các loại thuốc lá truyền thống như thuốc lá điếu, thuốc lá sợi (thuốc lào), xì gà,… thì các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử cũng được chứng minh là có nguy cơ gây ra ung thư.
Thuốc lá điện tử sinh ra khí có thể khiến các enzym gây ung thư hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến tổn thương DNA và có thể gây ung thư sau khi sử dụng trong thời gian dài. Sol khí sinh ra từ thuốc lá điện tử có thể kích thích hoạt động các enzym gây ung thư, dẫn đến tổn thương DNA và ung thư sau khi hút trong thời gian dài. Ngoài ra, thuốc lá điện tử có thể làm tăng khả năng sống sót của tế bào ung thư, dẫn đến kháng hóa trị và yêu cầu liều hóa trị cao hơn.
Mối liên hệ giữa thuốc lá và một số bệnh ung thư
Một trong những tác hại của thuốc lá hàng đầu đến sức khỏe đó là gây ra các bệnh ung thư. Dưới đây là mối liên hệ giữa sử dụng thuốc lá và một số bệnh ung thư mà bạn cần lưu ý:
Ung thư phổi
Như đã đề cập ở trên, hút thuốc lá chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi, có đến hơn 90% các trường hợp mắc ung thư phổi xuất phát từ sử dụng thuốc lá. Ung thư phổi cũng là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh nhân ung thư ở nam giới. So với những người không hút thuốc lá, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 20 – 40 lần. Ngoài ra, hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp cùng chuyên gia: Tại sao viêm khớp dạng thấp gây thiếu máu?
Số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc lá tiêu thụ hàng ngày càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư phổi càng tăng. Chính vì vậy, lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm thì càng nguy hiểm. Đa số các trường hợp ung thư phổi được phát hiện ở các giai đoạn muộn, vì vậy phần lớn các trường hợp này đều không thể chữa trị khỏi. Tỉ lệ bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm chỉ chiếm khoảng 13%.
Ung thư ở các bộ phận thuốc đầu và cổ
Một số loại ung thư ở các bộ phận đầu và cổ có thể kể đến như ung thư mũi, môi, miệng, thanh quản, thực quản,…
- Ung thư mũi: Sử dụng thuốc lá lâu dài, người sử dụng thuốc lá sẽ có nguy cơ bệnh ung thư mũi cao hơn gấp 2 lần sao với người không hút thuốc lá.
- Ung thư miệng: Một số bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng có xuất phát chủ yếu từ hút thuốc lá. Nguy có phát triển các bệnh về ung thư miệng ở nam giới hút thuốc lớn gấp 27 lần so với những người không hút.
- Ung thư thực quản: Ở những người hút thuốc lá, nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản lớn hơn 8 tới 10 lần với người không hút thuốc. Nguy cơ này sẽ tăng thêm từ 25 – 50% nếu người hút thuốc có thêm yếu tố nghiện rượu.
- Ung thư thanh quản: 80% các trường hợp ung thư thanh quản có nguyên nhân do hút thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh này lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.
>>>>>Xem thêm: Những cách ăn uống đúng cách khi bị nhiệt miệng
Ung thư bộ phận sinh dục
Ngoài ung thư một số bộ phận ở đầu và cổ, hút thuốc còn có thể gây ra một số bệnh ung thư ở bộ phận sinh dục như:
- Ung thư cổ tử cung: Mối liên hệ giữa hút thuốc và nguy cơ ung thư cổ tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Nguy có này tăng cùng với số lượng thuốc sử dụng và thời gian sử dụng thuốc.
- Ung thư âm hộ: Tình trạng ung thư này khá hiếm gặp, tuy nhiên phụ nữ hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc ung thư âm hộ gấp đôi so với người không hút.
- Ung thư dương vật: Đây là một bệnh ung thư đang dần trở nên phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người không hút.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ đến bạn về nguy cơ mắc nhiều loại ung thư do hút thuốc lá. Hi vọng với bài viết này, bạn có thể thấy rõ được những tác hại nghiêm trọng của hút thuốc lá cho sức khỏe. Không hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá là một hành động quan trọng để giảm thiểu các trường hợp ung thư và tử vong do ung thư.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể