Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Gợi ý 9 loại vắc xin cần thiết

Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì là thắc mắc của nhiều người bởi độ tuổi này với những bệnh lý mạn tính sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tiêm vắc xin chính là phương án hiệu quả giúp phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Gợi ý 9 loại vắc xin cần thiết

Theo thống kê, hằng năm có hàng triệu người trên thế giới tử vong vì các bệnh truyền nhiễm và người trên 65 tuổi nằm trong nhóm có tỷ lệ tương đối lớn. Nguyên nhân một phần đến từ nhận thức về việc tiêm phòng ở nhóm đối tượng này chưa cao.

Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi

Người cao tuổi với hệ miễn dịch yếu cùng các bệnh mạn tính đi kèm sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Nếu không được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn, biến chứng cũng sẽ nghiêm trọng khiến tăng tỷ lệ tử vong.

nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi--1.webp

Người lớn tuổi dễ mắc bệnh truyền nhiễm với các biến chứng nặng

Vì vậy, nhóm đối tượng này nên quan tâm đến việc người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì bởi tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và an toàn, giúp tạo nên một cộng đồng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì?

Theo các chuyên gia, người trên 65 tuổi cần lưu ý tiêm đủ và đúng lịch 5 loại vắc xin cơ bản sau:

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván

Những người cao tuổi với các bệnh mạn tính như: Tiểu đường, tim mạch, bệnh về hô hấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván. Ba loại bệnh truyền nhiễm này có tỷ lệ gây tử vong cao và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nếu chậm phát hiện.

Vì vậy, WHO đã đưa ra khuyến cáo trẻ em, người lớn và cả người cao tuổi nên tiêm phòng vắc xin ngừa bạch hầu – ho gà – uốn ván này theo lịch:

  • Nếu chưa từng tiêm: Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 6 tháng và tiêm nhắc lại 10 năm 1 lần.
  • Nếu đã hoàn thành lịch cơ bản: Tiêm 1 liều cách mũi trước tối thiểu 1 năm và tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.

nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi-goi-y-9-loai-vac-xin-can-thiet-2.webp

Một mũi tiêm giúp phòng tránh 3 bệnh nguy hiểm

Vắc xin phòng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể gây ra các triệu chứng như: Phát ban, ngứa, sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, nhức đầu. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị nhiễm trùng da, viêm phổi hoặc phù não.

Biện pháp phòng bệnh thủy đậu hiệu quả nhất là đó tiêm chủng 2 liều cơ bản, mỗi liều cách nhau 1 tháng và nên tiêm trước mùa dịch ít nhất 1 tháng để cơ thể sản sinh kháng thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy ra.

Vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn

Phế cầu là vi khuẩn gây ra các bệnh: Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết,… Đây là những bệnh có nguy cơ gây tử vong cao. Đặc biệt, những người trên 65 tuổi với sức đề kháng yếu sẽ dễ chuyển biến nặng cũng như gặp nhiều tổn thương. Vì vậy, tiêm phòng phế cầu khuẩn 1 liều duy nhất mang đến hiệu quả bảo vệ cả đời là điều cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Lợi ích của mặt nạ đất sét tràm trà đối với làn da

nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi-goi-y-9-loai-vac-xin-can-thiet-3.webp
Trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi là nhóm nguy cơ cao dễ mắc phế cầu khuẩn

Vắc xin ngừa bệnh cúm

Đối với nhóm đối tượng trên 65 tuổi, cúm là một trong 8 nguyên nhân hàng đầu gây tử vọng. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp với tình trạng diễn biến từ nhẹ đến nguy kịch. Do có những biểu hiện tương tự cảm lạnh: Hắt hơi, đau đầu, ho, rát họng nên nhiều người đã chủ quan và khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra những triệu chứng: Sốt cao, ớn lạnh và rét run, nhức mỏi cơ thể, đau nhức hốc mắt.

Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm đó là tiêm phòng vắc xin cúm lặp lại hằng năm. Việc chủ động tiêm phòng giúp người cao tuổi tránh nguy cơ mắc bệnh cũng như phòng các biến chứng nguy hiểm.

Vắc xin phòng viêm gan A và B

Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Từ độ tuổi 50 trở lên rất có khả năng mắc virus viêm gan A và virus HBV. Đây là loại bệnh được đánh giá là nguy hiểm với nhiều triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí có tỷ lệ gây tử vong lên đến 70 – 90% với những người đã có sẵn bệnh gan mãn tính khác.

Hiện nay, đã có loại vắc xin mang tên Twinrix (Bỉ) là vắc xin duy nhất trên thế giới phòng được 2 bệnh viêm gan A và viêm gan B trong cùng một mũi tiêm. Vì vậy, người trên 65 tuổi nên cân nhắc tiêm phòng loại vắc xin này với mũi 2 cách mũi 1 khoảng 1 tháng và mũi 3 cách mũi 1 6 tháng.

nguoi-tren-65-tuoi-tiem-vacxin-gi-goi-y-9-loai-vac-xin-can-thiet-4.webp

>>>>>Xem thêm: Cách dạy bé tập bơi an toàn và hiệu quả tại nhà

Người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Vắc xin 2 trong 1 ngừa viêm gan A và viêm gan B

4 loại vắc xin mở rộng tham khảo thêm

Nhóm đối tượng trên 65 tuổi nếu có điều kiện nên tham khảo tiêm phòng thêm những loại vắc xin sau:

  • Sởi – Quai bị – Rubella: 2 mũi cách nhau 1 tháng
  • Tả: Liều 2 cách liều 1 tối thiểu 2 tuần và nhắc lại 2 liều cơ bản khi có dịch tả
  • Thương hàn: Tiêm dự phòng 3 mũi (vào các ngày 0 – 7 – 21 hoặc 28) cho những đối tượng nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi bị phơi nhiễm (5 mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 mũi nếu đã tiêm dự phòng).
  • Dại: Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 3 năm nếu đánh giá có nguy cơ nhiễm bệnh

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc người trên 65 tuổi tiêm vắc xin gì? Nhìn chung, việc nhận thức đúng, đủ kiến thức về vắc xin để kịp thời đến các trung tâm tiêm chủng uy tín tiêm phòng bảo vệ bản thân là điều cần thiết, đặc biệt ở nhóm đối tượng cao tuổi bị suy giảm hệ miễn dịch.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *