Giai đoạn 2 được coi như giai đoạn đầu của suy thận mạn và thường khó phát hiện. Vậy suy thận độ 2 sống được bao lâu? Với giai đoạn này thì mức độ nguy hiểm là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Người bị suy thận độ 2 sống được bao lâu?
Suy thận mạn (CKD) phát triển khi chức năng thận trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian và bao gồm tất cả 5 giai đoạn. Ở giai đoạn 2, thận chỉ bị tổn thương nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu xem suy thận độ 2 sống được bao lâu qua bài viết dưới đây.
Contents
Dấu hiệu nhận biết suy thận độ 2
Có 5 phân độ suy thận mạn tính, trong đó suy thận độ 2 là tình trạng thận đã bị suy giảm chức năng lọc tiểu cầu thận khoảng 40 – 50% so với mức độ bình thường. Đây là giai đoạn chuyển biến sau suy thận độ 1. Người bị suy thận giai đoạn 2 có mức tổn thương thận nhẹ và tốc độ lọc máu chỉ còn ở khoảng 60 – 89 ml/phút. Vì mức độ không quá nặng nên thường không có triệu chứng nào cho thấy thận bị tổn thương. Do mức độ ảnh hưởng không lớn và chức năng của thận vẫn hoạt động tốt, nên người mắc suy thận độ 2 có thể không dễ nhận ra mình mắc bệnh.
Suy thận độ 2 thường không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp những vấn đè liên quan tới sức khoẻ dưới đây, tốt nhất là nên đi khám vì khả năng bạn bị suy thận là rất cao. Bệnh thường có các triệu chứng thường gặp như:
- Thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt;
- Người xanh xao, khó tập trung;
- Mệt mỏi, chán ăn;
- Hai bên sườn có cảm giác đau tức.
- Chức năng thận suy giảm nhẹ, dễ nhầm lẫn với các triệu chứng mệt mỏi thông thường.
Bác sĩ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để đo cách thức hoạt động của thận và xác định xem một người có bị bệnh thận mạn hay không.
Xác định định giai đoạn suy thận như thế nào?
Trước khi trả lời vấn đề suy thận độ 2 sống được bao lâu, ta nên hiểu rõ về các phương pháp xác định giai đoạn bệnh này. Bởi sở dĩ việc phát hiện kịp thời và can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Có các phương pháp xét nghiệm để làm rõ có phải bạn mắc suy thận độ 2 hay không dưới đây:
Xét nghiệm độ lọc cầu thận ước tính (eGFR)
Chỉ số eGFR là chỉ số nên quan tâm hàng đầu để xác định xem người mắc bệnh suy thận đang ở giai đoạn nào, đặc biệt là nếu họ chưa có triệu chứng rõ ràng. Mức độ lọc cầu thận ước tính theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: Tổn thương thận nhẹ, eGFR 90 trở lên.
- Giai đoạn 2: Mất chức năng thận nhẹ, eGFR 60 – 89.
- Giai đoạn 3A & 3B: Mất chức năng thận từ nhẹ đến nặng, eGFR 30 – 59.
- Giai đoạn 4: Mất chức năng thận nghiêm trọng, eG FR 15 – 29.
- Giai đoạn 5: Suy thận hoàn toàn, eGFR dưới 15.
Xét nghiệm máu để có được độ lọc cầu thận sẽ cho thấy thận có lọc máu tốt hay không và xác định được mức độ của một loại chất thải gọi là creatinine trong máu. Thận khỏe mạnh sẽ loại bỏ creatinine, thải nó ra ngoài qua nước tiểu. Thận bị tổn thương sẽ không loại bỏ creatinine một cách hiệu quả, dẫn đến tích tụ creatinine trong máu.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể xác định được chỉ số GFR. Nó cho biết sức khỏe của thận. Những người mắc bệnh CKD giai đoạn 2 có eGFR là 60 – 89, điều này đồng nghĩa với việc có nghĩa là thận bị mất chức năng nhẹ và có dấu hiệu bị tổn thương.
Tìm hiểu thêm: Chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì?
Các xét nghiệm khác
Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để kiểm tra mức độ tổn thương thận và nguyên nhân gây ra bệnh. Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- Xét nghiệm huyết áp để loại trừ nguyên nhân tăng huyết áp.
- Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chức năng thận, đo giai đoạn bệnh thận mạn, kiểm tra các biến chứng và theo dõi các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, chẳng hạn như: Bệnh tiểu đường, UTI, nhiễm trùng thận.
- Xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra cấu trúc vật lý của thận, chẳng hạn như: Siêu âm, MRI, quét CT, sinh thiết, trong đó bác sĩ lấy mẫu mô từ thận để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Suy thận độ 2 sống được bao lâu?
Tuổi thọ của mỗi một người bệnh là khác nhau. Rất khó để có thể xác định suy thận độ 2 sống được bao lâu. Bời vì các yếu tố như phương pháp điều trị hiện có và sức khỏe tổng thể của người bệnh sẽ quyết định tuổi thọ sau khi chẩn đoán CKD giai đoạn 2.
Hiện nay, suy thận ở cấp độ 1, 2 có thể chữa được nếu kịp thời phát hiện, thăm khám và điều trị. Theo các bác sĩ chuyên khoa, với trường hợp suy thận độ 1 và độ 2, nếu có phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng hợp lý thì khả năng chữa khỏi rất cao, tỷ lệ hồi phục lên đến 90%.
Hầu hết dữ liệu về tuổi thọ của bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn đều tập trung vào suy thận giai đoạn cuối. Suy thận độ 2 được coi là suy thận giai đoạn đầu nên việc cung cấp thông tin về tuổi thọ trong giai đoạn này khó khăn hơn.
Nếu suy thận giai đoạn cuối thì người bệnh phải chạy thận hoặc ghép thận. Theo Tổ chức Thận Quốc gia, tuổi thọ trung bình khi một người bắt đầu chạy thận là 5 – 10 năm. Có những trường hợp có thể kéo dài từ 20 – 30 năm nếu áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc điều trị, nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận độ 2
>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ 1 chiếc được không? Lưu ý sau khi bọc răng sứ
Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi suy thận hoàn toàn. Suy thận là một dạng tổn thương vĩnh viễn, khó hồi phục và không thể giúp thận trở về trạng thái bình thường được. Đặc biệt, với bệnh suy thận độ 3 và độ 4, chỉ có thể giúp bệnh không tiến triển hoặc tiến triển chậm bằng cách ngăn ngừa các biến chứng bằng phương pháp điều trị thích hợp.
Như một nghiên cứu năm 2017 đã chỉ ra, vào thời điểm dữ liệu về tuổi thọ được thu thập, có thể những tiến bộ trong điều trị đã cải thiện triển vọng, do đó dữ liệu hiện tại có thể không hoàn toàn chính xác.
Người bị suy thận độ 2 sống được bao lâu? Về cơ bản, suy thận độ 2 vẫn đang ở giai đoạn đầu nên cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực để ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn sau. Điều bạn cần lưu ý là triệu chứng của bệnh tương đối âm thầm, ít khi được chú ý nên cần duy trì khám sức khỏe định kỳ là việc nên làm để kịp thời phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta nên có chế độ ăn uống và lối sống khoa học để phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh suy thận.
Xem thêm:
- Những dấu hiệu suy thận thường gặp bạn nên biết
- Những biến chứng suy thận mạn ảnh hưởng đến sức khỏe
- Suy thận có nguy hiểm không
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể