Người bị bệnh cảm cúm cần chăm sóc như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh?

Các triệu chứng cảm cúm bao gồm đau đầu, đau họng, sốt cao, ớn lạnh…, có thể gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị cảm cúm.

Bạn đang đọc: Người bị bệnh cảm cúm cần chăm sóc như thế nào để nhanh chóng khỏi bệnh?

Người bị cảm cúm thông thường chỉ cần chăm sóc, cho uống thuốc đúng, đủ liều, theo hướng dẫn của bác sĩ thì từ 3 đến 5 ngày thì các triệu chứng sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, việc chăm sóc người bị cảm cúm cũng cần có những nguyên tắc nhất định.

Việc chăm sóc người bị cảm cúm cũng cần có những nguyên tắc nhất định Việc chăm sóc người bị cảm cúm cũng cần có những nguyên tắc nhất định

Tìm hiểu về bệnh cảm cúm

Cảm cúm là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A, B và C gây ra. Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau nhức toàn thân.

Bệnh cảm cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, do là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp nên rất nhiều người mắc bệnh. Trong thời kỳ cúm theo mùa, người mắc có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với một người bị cúm, hoặc có thể tiếp xúc với gia xúc hoặc gia cầm bị cúm.

Với bệnh cảm cúm, người bệnh gặp các biểu hiện như sốt cao, có khi cao tới 39 đến 40 độ C, thân nhiệt không ổn định, cảm giác ớn lạnh, hay rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ho, khàn giọng, chán ăn, buồn nôn, đi tiểu ít, tình trạng mệt mỏi khó chịu toàn thân.

Cách chăm sóc người bị bệnh cảm cúm

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh cảm cúm khiến bệnh nhân sinh ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu nên người bệnh cần được nghỉ ngơi. Giường bệnh nhân cần đặt ở nơi thoáng gió, tránh gió trực tiếp, nhiệt độ ổn định, không để máy lạnh quá lạnh so với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Thực hiện xông hơi

Đây là cách chữa cảm cúm khá phổ biến và rất hiệu quả. Xông hơi bằng lá chanh, húng quế, sả, bạc hà…, giúp giảm khó thở và đau họng.

Trước khi xông, việc cho người bệnh mặc quần áo thoáng mát, trùm một chiếc khăn to lên người và nồi nước xông, nhắm mắt, thở bằng mũi cũng có tác dụng giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng.

Bệnh nhân cần được uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ

Thông thường, đối với những người bị cảm cúm, bác sĩ thường kê một số loại thuốc hạ sốt, vitamin C, cảm xuyên hương…

Khi chăm sóc người bị cảm, điều quan trọng là phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để có kết quả tốt nhất. Không bao giờ được sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh một cách tùy tiện vì có thể gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

  • Tiffy – Vỉ màu xanh lá cây, trị các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh
  • Siro Tiffy – Trị cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ từ 3 tuổi và người lớn

Tìm hiểu thêm: Nổi hạch ở xương sườn phải: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi chăm sóc người bị cảm, điều quan trọng là phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc Khi chăm sóc người bị cảm cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc

Ăn thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu và uống đủ nước

Khi chăm sóc người bị cảm, nên cho người bệnh ăn thức ăn lỏng như cháo, súp…, để người bệnh dễ nuốt và dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, cần bổ sung các loại nước như nước lọc, oresol, nước hoa quả, trà mật ong…, để đảm bảo cung cấp đủ nước, các chất điện giải, vitamin cần thiết cho cơ thể người bệnh.

Nhỏ thuốc mũi, dùng nước muối sinh lý

Thuốc nhỏ mũi kháng khuẩn và súc miệng bằng nước muối sinh lý có thể làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi và đau họng. Điều này cũng hạn chế sự lây lan của vi rút và vi khuẩn gây viêm họng và hôi miệng.

Đến bệnh viện để khám nếu bệnh cảm cúm mãi không khỏi

Sau khoảng 7 ngày chăm sóc người bị cúm, nếu các triệu chứng của bệnh không thuyên giảm hoặc không cải thiện chút nào thì cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm. Nếu không cải thiện bệnh sau 1 tuần điều trị có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Lưu ý đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cúm

  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bị cảm cúm
  • Người chăm bệnh nhân cảm cúm cần chú ý bồi bổ thêm các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt, ăn nhiều gia vị có tính ấm, kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng …, ăn nhiều rau quả tươi chứa nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng với vi khuẩn gây cảm cúm.
  • Uống 1 tách trà gừng ấm và 1 cốc tỏi băm nhỏ với nước mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm.

Người chăm sóc nên uống 1 tách trà gừng ấm mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm

>>>>>Xem thêm: Nhiễm trùng máu có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng máu

Người chăm sóc nên uống 1 tách trà gừng ấm mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ bị cảm cúm

  • Đồ dùng cho bệnh nhân cúm như bát, đũa, thìa, cốc, chén…, nên được đun sôi hàng ngày, tốt nhất nên dùng riêng và không đựng chung quần áo bẩn của bệnh nhân.
  • Không bao giờ ăn thức ăn thừa của người bị cúm.
  • Khăn giấy mà bệnh nhân cúm sử dụng nên được cho vào túi và vứt chung với các chất thải khác.
  • Đối với những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân cúm nên dùng thuốc nhỏ mũi diệt khuẩn, nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để tránh lây nhiễm trực tiếp, nhất là sau khi tiếp xúc với nước bọt bệnh nhân. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng cúm, hãy đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Ngoài chú ý cách chăm sóc người bị cảm cúm, bạn nên tìm hiểu thêm các loại thuốc trị cảm cúm hiệu quả. Thuốc Midorhum Opv điều trị các triệu chứng cảm cúm là một trong những lựa chọn hàng đầu nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng loại thuốc nào cho bệnh cảm cúm. Thuốc Midorhum là sản phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm OPV với thành phần chính là acetaminophen, loratadin và dextromethorphan. Đây là thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm và được phân phối chính hãng tại Kenshin.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của việc chăm sóc bệnh nhân đúng cách. Bạn hãy ghi nhớ những lưu ý khi chăm sóc để người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và ngăn chặn được nguy cơ lây nhiễm cúm nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *