Ngủ bù khi thiếu ngủ là biện pháp nhiều người lựa chọn khi cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Tuy nhiên, liệu ngủ bù có thực sự hiệu quả và có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta?
Bạn đang đọc: Ngủ bù khi thiếu ngủ có thực sự hiệu quả?
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu ngủ do áp lực công việc, căng thẳng hay lối sống không lành mạnh. Do đó, biện pháp ngủ bù khi thiếu ngủ được nhiều người áp dụng. Tuy nhiện, biện pháp này thực sự có hiệu quả? Hãy cùng Kenshin tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe
Thói quen ngủ đủ giấc đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả khả năng học tập và trí nhớ. Khi bạn có một đêm ngủ đầy đủ, não bộ được nghỉ ngơi và sau đó bạn có thể làm việc hiệu quả hơn, tăng cường tốc độ và sự tập trung. Nếu bạn hoàn thành công việc vào ban ngày, bạn sẽ có thể tạo điều kiện để đi ngủ sớm và có đủ giấc ngủ vào đêm hôm sau.
Thói quen ngủ đủ giấc còn có lợi cho sức khỏe toàn diện của cơ thể. Nó giúp duy trì sự khỏe mạnh, tăng cường hoạt động của tim mạch và ngăn ngừa các vấn đề như tăng huyết áp, đường huyết cao và chán ăn. Trong khi ngủ, cơ thể tiết ra các hormone tăng trưởng quan trọng, giúp tái tạo tế bào và mô, cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, việc không duy trì thói quen ngủ đều đặn có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Nó có thể dẫn đến việc tăng cân, tình trạng lo lắng, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và làm chậm quá trình phục hồi của hệ miễn dịch. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và gây khó khăn về trí nhớ. Vậy liệu bạn có nên bù đắp giấc ngủ khi bạn thiếu ngủ để đảm bảo sức khỏe?
Trường hợp nào bạn nên ngủ bù khi thiếu ngủ?
Nếu vì một lí do nào đó bạn không thể có đủ giấc ngủ vào đêm hôm trước, bạn có thể hoàn toàn bù cho giấc ngủ đó vào đêm hôm sau. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể. Khi bạn ngủ, bộ não được hoạt động để xử lý và sắp xếp thông tin, đồng thời cơ thể được nghỉ ngơi để phục hồi các hoạt động. Sau khi ngủ, bộ não sẽ được cài đặt lại để bạn có thể tỉnh táo và tập trung vào ngày tiếp theo.
Tuy nhiên, việc ngủ bù không chỉ đơn giản là ngủ thêm thời gian đã thiếu ngủ trước đó. Khi ngủ bù, cơ thể cần thời gian để hồi phục. Theo một nghiên cứu vào năm 2016, cần tới 4 ngày để cơ thể hoàn toàn phục hồi sau khi thiếu ngủ 1 giờ. Nếu bạn mất ngủ liên tục, cơ thể sẽ trải qua tình trạng thiếu ngủ cấp tính và sẽ khó để ngủ bù.
Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, chúng ta cần ngủ khoảng 7,1 giờ mỗi đêm để duy trì sức khỏe và hiệu quả trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, 73% trong số chúng ta thường xuyên không đủ giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu ngủ, bao gồm công việc học tập, làm việc quá giờ và sử dụng thiết bị điện tử, điện thoại di động vào ban đêm.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu
Tình trạng mất ngủ liên tục có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch và tăng huyết áp. Ngoài ra, nó cũng có thể làm tăng hàm lượng hormone căng thẳng cortisol trong cơ thể, gây ra tình trạng cáu giận, chán nản, và ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng thần kinh. Hơn nữa, tình trạng thiếu ngủ cũng tăng nguy cơ ngủ gật khi điều khiển máy móc và phương tiện giao thông, dẫn đến nguy hiểm tai nạn xảy ra.
Cách ngủ bù khi bạn bị thiếu ngủ
Mỗi người có nhu cầu ngủ vào ban đêm khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người. Để đảm bảo sự phục hồi và đủ năng lượng, quan trọng để xác định thời gian ngủ cần thiết cho bản thân và theo dõi hoạt động của cơ thể sau mỗi giấc ngủ. Trong trường hợp thiếu ngủ, có một số cách sau đây để ngủ bù và khôi phục sức khỏe:
- Ngủ trưa trong khoảng 20 phút.
- Đi ngủ sớm hơn vào đêm tiếp theo.
- Ngủ bù trong đêm tiếp theo hoặc trong hai đêm tiếp theo.
- Ngủ bù vào cuối tuần, nhưng không quá 2 tiếng so với thời gian thức dậy thông thường. Ví dụ, nếu bạn thường thức dậy lúc 7 giờ sáng, hãy thức dậy trước 9 giờ sáng sau khi ngủ bù vào cuối tuần.
Tuy nhiên, nếu ngủ bù khi thiếu ngủ hãy chắc chắn bạn ngủ đúng thời gian và thời điểm để cơ thể có thể phục hồi tốt nhất. Đồng thời, dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có giấc ngủ đủ:
- Đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi tối.
- Điều chỉnh lịch sinh hoạt buổi tối.
- Tránh sử dụng cà phê và các chất kích thích vào buổi tối.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ.
- Tạo một môi trường ngủ tối, với nhiệt độ phù hợp, thoải mái và yên tĩnh.
- Tránh tập luyện thể thao trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Giữ các thiết bị điện tử cách xa bạn để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
>>>>>Xem thêm: Nhóm thuốc giãn cơ vân: Cơ chế, công dụng và tác dụng phụ có thể gặp
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp thư giãn như thực hiện các bài tập yoga hoặc tập thở có thể giúp giảm stress và cải thiện giấc ngủ. Thực hiện những hoạt động này trước khi đi ngủ có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn và ngủ sâu hơn.
Nếu bạn áp dụng những cách trên nhưng vẫn gặp vấn đề mất ngủ, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và nhận được sự hỗ trợ và điều trị thích hợp.
Bạn có thể ngủ bù khi thiếu ngủ nhưng cần ngủ đúng thời điểm và thời gian để cơ thể được phục hồi. Ngủ đủ giấc là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên, nhiều người vẫn coi thường tầm quan trọng này vì cho rằng việc ngủ nhiều là lãng phí thời gian. Tuy nhiên, thói quen ngủ đủ giấc là vô cùng cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để có tinh thần tỉnh táo và cơ thể khỏe mạnh, hãy tạo thói quen ngủ đúng giờ mỗi ngày.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể