Tư thế ngồi xổm thường được áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người băn khoăn ngồi xổm có tốt không? Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về lợi ích cùng tác hại mà tư thế này mang lại, từ đó luyện tập để có dáng ngồi xổm đúng cách, tốt cho sức khỏe nhé!
Bạn đang đọc: Ngồi xổm có tốt không? Lợi ích, tác hại và cách thực hiện tư thế ngồi xổm mà bạn nên biết
Tư thế ngồi xổm có tốt không? Nếu người thực hiện ngồi xổm trong thời gian ngắn, thường xuyên sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe về hệ tim mạch, bệnh lý chuyển hóa, đồng thời hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, người có các vấn đề thường gặp ở khớp gối hoặc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh xương khớp như phụ nữ cần chú ý hạn chế thực hiện động tác ngồi xổm quá nhiều trong thời gian dài.
Contents
Tư thế ngồi xổm có tốt không?
Tư thế ngồi xổm thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khiến nhiều người băn khoăn rằng ngồi xổm có tốt không?
Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của tư thế ngồi xổm là khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bởi động tác ngồi khép chân giúp lưu thông khí huyết, tăng cường lưu lượng máu qua tim. Từ đó giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch nói chung.
Bên cạnh đó, khi ngồi xổm, cơ bắp ở chân và mông phải hoạt động để duy trì tư thế này, đồng thời tiêu hao năng lượng nhiều hơn, giúp cơ thể sử dụng chất béo tích trữ. Người có mức chất béo trung tính thấp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, tư thế ngồi xổm cũng có tác động tích cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường. Các động tác nhón gót kết hợp nâng bắp chân trong khi ngồi xổm có thể cải thiện việc kiểm soát đường huyết, theo những nghiên cứu được trình bày tại hội nghị của Đại học Y học Thể thao Mỹ.
Hơn nữa, tư thế ngồi xổm được cho là có thể giúp kéo dài tuổi thọ. Một thử nghiệm đã chỉ ra rằng những người có khả năng đứng dậy từ tư thế ngồi xổm mà không cần vịn hoặc chống tay có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người không thể tự đứng dậy.
Điều này có thể được giải thích bằng việc động tác này tăng cường sức mạnh cũng như tính linh hoạt cơ tứ chi, góp phần mang lại sức khỏe tốt hơn.
Vậy ngồi xổm có tốt không? Đây là tư thế mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu được thực hiện đúng cách, đặc biệt phụ nữ có thai với tư thế hợp lý. Điều này bao gồm việc ngồi xuống, gập đầu gối, mông gần như sát đất, gót chân đặt trên đất.
Việc luyện tập nhón gót và cơ bắp chân có thể giúp cải thiện tính linh hoạt, sức mạnh của cơ bắp, từ đó dần dần giữ tư thế ngồi xổm trong thời gian dài hơn.
Tác hại khi ngồi xổm nhiều
Ngồi xổm thường được thực hiện trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như giặt đồ, lau nhà hay ngồi nghỉ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng việc ngồi xổm nhiều có thể mang lại những tác hại đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là đối với khớp gối của phụ nữ.
Một trong những tác động tiêu cực của việc ngồi xổm là đối với khớp gối. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường mắc bệnh về khớp gối nhiều hơn đàn ông, trong đó việc ngồi xổm được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên tổn thương này.
Trong khi thực hiện tư thế ngồi xổm, áp lực lên khớp gối tăng lên đáng kể, có thể tới 8 lần trọng lượng cơ thể. Điều này tạo ra một tác động lớn, dễ làm tổn thương cho cấu trúc kéo theo các vấn đề thường gặp ở khớp gối như đau nhức, thoái hóa khớp…
Khi bạn đứng hoặc đi bộ, khớp gối chỉ phải chịu gánh nặng khoảng 1 đến 2 lần trọng lượng cơ thể, trong khi ngồi xổm, áp lực này tăng mạnh. Điều này có thể dẫn đến việc suy giảm chất lượng của dịch nhầy trong khớp, gây mòn sụn và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến khớp.
Ngoài ra, việc ngồi xổm cũng có thể gây ra các vấn đề khác như căng cứng cơ bắp, đau lưng, từ đó ảnh hưởng đến cơ thể nói chung. Do đó, để trả lời câu hỏi “Tư thế ngồi xổm có tốt không?” cần đánh giá dựa trên nhiều yếu tố. Đặc biệt người có yếu tố nguy cơ cần cân nhắc việc duy trì tư thế này trong thời gian dài để tránh các vấn đề thường gặp ở khớp gối.
Các tư thế ngồi xổm
Ngồi xổm không chỉ là một tư thế sinh hoạt hàng ngày mà còn được coi là một phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Dưới đây là một số tư thế ngồi xổm cùng với những lợi ích mà chúng mang lại cho sức khỏe, cụ thể:
Ngồi xổm ăn mày giúp chống sình, chướng bụng
Tư thế này được thực hiện bằng cách ngồi xổm với hai tay ôm lấy đầu gối, đẩy mông ra sau mà không chạm đất, đồng thời giữ cho eo, lưng và đầu thẳng. Trong khoảng 15 phút, người thực hiện cần giữ tư thế và tập trung tinh thần, tránh suy nghĩ lung tung. Thực hiện tư thế ngồi xổm ăn mày sau bữa ăn khoảng 15 phút giúp giảm chướng bụng, tăng cường tiêu hóa.
Ngồi xổm nhón chân giúp bảo vệ thận
Sau khi thực hiện ngồi xổm, bạn có thể nhón gót chân khỏi mặt đất. Điều này không chỉ tăng cường sức mạnh của bàn chân mà còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tư thế này yêu cầu nhón gót chân lên khỏi mặt đất, ép đùi vào bắp chân và giữ tư thế khoảng 30 giây đến 1 phút, lặp lại một số lần.
Hành động này giúp kích thích chức năng cũng như bảo vệ thận, đồng thời giúp giảm căng cơ, cải thiện sự linh hoạt của cơ nhóm chi dưới.
Tìm hiểu thêm: Ngũ cốc Millet là gì? Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của ngũ cốc Millet
Ngồi xổm kết hợp đi bộ giúp giảm cân
Bài tập kết hợp giữa việc ngồi xổm và đi bộ huy động sức mạnh của thắt lưng. Bài tập này được tin rằng có thể giúp giảm cân, điều hòa sức khỏe nam nữ, cải thiện tuần hoàn máu và khí huyết, từ đó nâng cao sức khỏe và hình dáng tổng thể.
Cần chú ý rằng, trong quá trình thực hiện bất kỳ tư thế ngồi xổm nào, việc giữ cho ngực, bụng và phần thân trên thẳng là yếu tố quan trọng. Đồng thời, không nên giữ tư thế quá lâu để tránh tê chân, gây hại cho cơ bắp, xương khớp. Sau khi thực hiện, việc đứng dậy từ tư thế ngồi xổm cũng cần diễn ra từ từ để tránh tình trạng chóng mặt, mất ổn định.
>>>>>Xem thêm: Uống nhiều nước Pocari Sweat có tốt không?
Thông qua bài viết trên, Kenshin xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về câu hỏi “Tư thế ngồi xổm có tốt không?”. Mong bạn đọc đã có được kiến thức bổ ích về lợi ích cũng như tác hại của tư thế này, từ đó tăng cường luyện tập hoặc hạn chế thực hiện ngồi xổm. Tập ngồi xổm đúng tư thế trong thời gian quy định, làm đều đặn có thể giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Xem thêm:
Bà bầu ngồi xổm có sao không và tư thế ngồi hợp lý
Hướng dẫn tư thế ngồi tốt cho người bệnh trĩ
Những dấu hiệu và triệu chứng của tê bì chân tay
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể