Xà phòng là một trong những loại hóa chất phổ biến trong hầu hết mọi gia đinh. Mặc dù ít gây hại so với các loại chất tẩy rửa khác nhưng xà phòng vẫn có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu và biện pháp khắc phục trong trường hợp ngộ độc xà phòng.
Bạn đang đọc: Ngộ độc xà phòng: Dấu hiệu và biện pháp khắc phục kịp thời
Xà phòng là một trong những loại hóa chất phổ biến có trong hầu hết các gia đình. So với các loại chất tẩy rửa, xà phòng có hàm lượng hóa chất ở mức thấp, ít gây hại hơn, tuy nhiên vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng ngộ độc xà phòng là gì? Có những biện pháp nào để xử lý tình trạng này? Hãy cùng tìm ra câu trả lời ở bài viết sau.
Contents
Xà phòng có nguy hiểm không?
Nhiều người vẫn lầm tưởng xà phòng là loại hóa chất cực kỳ nguy hiểm. Thế nhưng thực tế cho thấy, hầu hết các loại xà phòng đều không quá độc hại, ngoại trừ xà phòng đen của châu Phi.
Thực tế, xà phòng ít gây nguy hiểm đến sức khỏe
Trong xà phòng vẫn có thành phần hóa học và những chất tẩy rửa nhất định, tuy nhiên lại có nồng độ thấp và ít gây hại hơn cho cơ thể. Chỉ một số trường hợp người quá mẫn cảm mới xuất hiện các dấu hiệu bị dị ứng nổi mẩn ngứa hoặc nổi mề đay.
Nếu bị ngộ độc loại xà phòng có chứa triclosan thì có thể khiến cơ thể sinh ra phản ứng kháng lại các loại thuốc kháng sinh. Đây đều là những biểu hiện cơ bản, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mặc dù vậy, chúng vẫn có thể gây ra một số tác động xấu nhất định, đặc biệt là nguy cơ ngộ độc xà phòng.
Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc xà phòng
Thông thường, dấu hiệu bị ngộ độc xà phòng cũng tương tự dấu hiệu bị ngộ độc các loại hóa chất thường thấy. Do vậy, cần xác định chính xác xem bệnh nhân đang bị ngộ độc bởi loại hóa chất nào.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng ngộ độc xà phòng:
- Chất natri lauryl sulfat trong xà phòng là chất tẩy rửa tạo bọt, do vậy khi ngộ độc xà phòng hoàn toàn có thể dẫn đến nguy cơ kích ứng đường tiêu hóa, khiến người bệnh bị đau dạ dày, nôn mửa liên tục thậm chí đau bụng tiêu chảy hoặc nôn ra máu.
- Trong trường hợp ngộ độc do nuốt, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu, khô rát, nóng ở cổ. Nguyên nhân là do xà phòng có tính hút nước rất mạnh, gây khô da nhanh.
- Ngộ độc do hít phải khí xà phòng quá lâu sẽ dẫn đến các biểu hiện: Khó thở, tím quanh môi, suy hô hấp, thậm chí có thể nghe thấy tiếng thở rít do co thắt thanh quản gây nên.
Tìm hiểu thêm: Trẻ uống vitamin A có tác dụng phụ không? Cách bổ sung vitamin A an toàn cho trẻ
Tức ngực, khó thở cũng là một trong những triệu chứng của ngộ độc xà phòng- Xuất hiện tình trạng sốc do giảm thể tích, đau hoặc quá sợ hãi. Khi đó, da bệnh nhân thường có biểu hiện tái lạnh, nhợt nhạt, ẩm, nổi các vân tím.
- Bệnh nhân có thể bị rối loạn ý thức, mê sảng, hôn mê sâu.
Những dấu hiệu trên là những dấu hiệu thường gặp, trong nhiều trường hợp người bệnh vẫn có thể xuất hiện một số biểu hiện bất thường khác như chóng mặt, cồn cào, khó chịu trong người, liên tục cảm thấy khát nước, thậm chí là co giật.
Cách xử lý khi bị ngộ độc xà phòng
Mặc dù xà phòng hầu như không có độc và ít gây hại cho cơ thể, tuy vậy không tránh khỏi nguy cơ bị ngộ độc. Do vậy, trong trường hợp bị ngộ độc xà phòng, hãy nhanh chóng áp dụng các biện pháp sau:
- Trường hợp nuốt phải xà phòng: Cố gắng nôn mửa hoặc móc họng để đào thải lượng xà phòng vừa nuốt ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó là uống thật nhiều nước, ưu tiên các loại nước ấm và uống liên tục cho đến khi được rửa ruột hoặc thực hiện một số biện pháp loại bỏ xà phòng khỏi đường ruột.
- Nếu xà phòng dính vào mắt: Nhẹ nhàng rửa mắt bằng nước mát trong ít nhất 15 phút hoặc cho đến khi có sự giúp đỡ từ các nhân viên y tế.
- Trường hợp hít phải chất độc: Đưa nạn nhân vào nơi có không khí trong lành, thoáng mát. Tiếp đó nghiêng đầu nạn nhân sang một bên nếu có nôn để tránh nghẹn sau đó bắt đầu hô hấp nhân tạo để giúp bệnh nhân có thể hô hấp dễ dàng hơn.
Tất nhiên, đây chỉ là những biện pháp sơ cứu tạm thời. Khi người bệnh bị ngộ độc, việc quan trọng nhất là cần liên hệ với các cơ sở y tế để nhanh chóng đưa người bệnh đi khám và chữa trị kịp thời.
Phòng tránh ngộ độc xà phòng và các hóa chất khác
Hầu hết nguyên nhân của việc ngộ độc xà phòng và hóa chất thường là do nuốt trực tiếp hoặc tiếp xúc quá lâu, trong môi trường kín. Do vậy, để phòng tránh các trường hợp không may xảy ra, hãy đảm bảo:
- Thứ nhất: Cất cẩn thận các hóa chất tại nơi kín đáo, tránh xa tầm tay của trẻ em. Tốt nhất là nên để ở các vị trí trên cao, và có nắp bảo quản cẩn thận.
>>>>>Xem thêm: Acesulfame Potassium là chất gì? Có hại cho sức khỏe không?
Cất các loại hóa chất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ- Thứ hai: Không đựng xà phòng hay hóa chất trong các lọ, hộp vốn dùng để đựng thực phẩm hoặc đồ uống bởi có thể khiến mọi người trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ hiểu nhầm và không may nuốt phải
- Thứ ba: Không mang các loại hóa chất có tính độc hại để trong nhà. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thì nên bảo quản kỹ càng.
- Thứ tư: Giáo dục cho trẻ em biết tác dụng cũng như cách sử dụng của các loại xà phòng, dầu gội, phân biệt với các loại hóa chất trong nhà để phòng trường hợp nhầm lẫn.
- Thứ năm: Nếu sử dụng hóa chất trong nhà thì nên ưu tiên dùng lúc không có trẻ con hoặc người cao tuổi. Nên mở cửa thông thoáng để loại bỏ các mùi khó chịu.
Ngộ độc xà phòng là tình trạng đáng lo ngại và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, hãy hết sức thận trọng trong quá trình sử dụng. Đồng thời cần biết cách sơ cứu tạm thời trong trường hợp bị ngộ độc để bước đầu đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.
Quỳnh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể