Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng

Hầu như chúng ta đều biết nghệ có nhiều công dụng đối với sức khỏe lẫn làm đẹp, chăm sóc da. Trong khi nghệ vàng rất phổ biến thì nghệ đen ít xuất hiện hay được nhắc đến. Trên thực tế, nghệ đen rất được đánh giá cao trong Đông y, một số tác dụng chữa bệnh của nghệ đen thậm chí còn hiệu quả hơn nghệ vàng. Vấn đề là nghệ đen có tác dụng gì, làm thế nào dùng nghệ đen đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Bạn đang đọc: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng

Nghệ đen (tên khoa học Cucurma Caesia) thuộc họ gừng, nhiều người còn biết đến nhiều cái tên gọi khác như ngải xanh, tam nại, bồng nga truật, thanh khương, thuật dược,… Loại thảo dược này thuộc nhóm thực vật thân thảo, cây mọc thẳng, chiều cao có thể đạt đến cỡ 1.5 – 2m. Thân rễ nghệ hình nón, chạy dọc thân có các khía và mọc nhiều nhánh phụ có chứa củ thịt bên trong. Nghệ có đặc điểm là nhiều củ chính và những củ phụ quấn xung quanh.

Lá nghệ đen có những đốm đỏ, chiều dài lá trung bình khoảng 50cm. Hoa nghệ sẽ ra trước khi cây có lá, hoa mọc thành cụm trông rất đẹp mắt. Nghệ đen ít được sử dụng ở miền Nam, chủ yếu là nghệ vàng. Chính vì ít được dùng nên nghệ đen cũng hiếm thấy hơn. Điều này khiến nhiều người nghĩ rằng nghệ đen có giá trị hơn nghệ vàng. Thật ra điều này không chính xác vì hai loại nghệ đen và vàng đều có các giá trị tương đương nhau. Tuy nhiên, trong Đông y, công dụng phá ứ, điều kinh và thông huyết của nghệ đen được đánh giá cao hơn nghệ vàng. Tuy gọi là nghệ đen nhưng thịt bên trong lại có màu tím đậm.

Nghệ đen có tác dụng gì?

Nhắc đến công dụng của nghệ nói chung, nghệ đen nói riêng, hẳn là nhiều người đã nghe qua. Tuy nhiên cụ thể nghệ đen có tác dụng gì, làm thế nào dùng nghệ đen đúng cách thì không phải ai cũng biết.

Những vị thuốc từ nghệ có nhiều công dụng trong hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh khác nhau. Nhờ thành phần của nghệ đen có chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, như protein, và chất xơ, vitamin,…. nên thảo dược này không chỉ được dùng làm thuốc mà còn được dùng làm gia vị lẫn chăm sóc sắc đẹp của phụ nữ.

Giải đáp: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng 1

Nghệ đen chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ chữa nhiều bệnh

Nếu bạn chưa biết nghệ đen có tác dụng gì thì dưới đây là một số công dụng của nghệ đen bạn có thể tham khảo:

Chống viêm, giảm đau

Với người chưa biết nghệ đen có tác dụng gì thì khả năng giúp chống viêm, giảm đau của nghệ là lợi ích sức khỏe đầu tiên phải nhắc đến.

Có được khả năng này là nhờ trong thành phần của nghệ đen có chứa những hoạt chất chống viêm, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ký khác nhau, chẳng hạn như bệnh tim, hen suyễn, thậm chí là lão hoá sớm. Thành phần curcumin của nghệ đen nổi tiếng với tác dụng giảm đau do viêm khớp mang lại.

Chưa kể, chất curcumin trong nghệ còn góp phần thúc đẩy vết thương nhanh lành. Do đó, những ai đang tổn thương liên quan đến dạ dày, đại tràng (ví dụ như vết viêm loét ở ổ dạ dày, đại tràng) thì dùng nghệ như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.

Chăm sóc sắc đẹp, làm đẹp da

Công dụng làm đẹp từ nghệ bao đời nay đã được đánh giá cao và được nhiều chị em tin tưởng áp dụng trong chăm sóc, làm đẹp da. Một trong những cách chăm sóc da từ nghệ được chị em yêu thích đó chính là làm mặt nạ nghệ kết hợp với một số thành phần khác.

Nghệ giúp làm nhanh lành vết thương/vết thâm mụn, sẹo do mụn, làm sáng da, làm chậm quá trình lão hoá da,… Ngoài ra, nghệ còn giúp hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh ngoài da, điển hình như vẩy nến, chàm, chứng đỏ mặt và một số bệnh da liễu khác.

Giải đáp: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng 2

Nghệ đen có tác dụng gì trong việc làm đẹp là quan tâm của nhiều phụ nữ

Hỗ trợ chữa những bệnh về phổi

Nghiên cứu cho thấy, nghệ đen có chứa các hợp chất curcumin có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp, ví dụ như hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản,…

Hỗ trợ phòng chống bệnh ung thư hiệu quả

Nghệ đen có tác dụng gì thì một trong những lợi ích sức khỏe đáng chú ý của nó chính là hỗ trợ ngăn ngừa bệnh ung thư rất hiệu quả nhờ có chứa hợp chất curcumin. Nghệ đen được khuyến khích dùng kết hợp cùng những biện pháp hóa trị trong điều trị nhiều bệnh ung thư.

Tìm hiểu thêm: Viêm kết giác mạc khô: Nguyên nhân và cách điều trị

Giải đáp: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng 3
Nghệ đen giàu chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ trong điều trị ung thư rất hiệu quả

Hỗ trợ giảm cân

Nghệ đen có tác dụng giảm cân nhờ khả năng có thể giúp phân hủy những tế bào chất béo và tích tụ trong cơ thể. Những người đều đặn dùng hàng ngày sẽ có thể kiểm soát chế độ ăn uống tốt hơn, khoa học hơn, giúp ích rất nhiều cho quá trình giảm cân.

Giàu chất chống oxy hóa

Nghệ đen có chứa vô số chất chống oxy hóa, trong đó phải kể đến hợp chất curcumin có khả năng kiềm hãm sự phát triển của những gốc tự do. Điều này giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế tình trạng lão hóa sớm, các bệnh mãn tính hay ung thư.

Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như chăm sóc sắc đẹp, sử dụng nghệ đen là một giải pháp vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn phải luôn nhớ dùng đúng cách, đúng lượng để phát huy tác dụng, đồng thời hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra do lạm dụng.

Nghệ đen có gây tác dụng phụ không?

Nghệ đen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, điều này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, nếu dùng nghệ đen không đúng cách, loại thảo dược này vẫn có thể gây ra vài tác dụng phụ không mong muốn sau đây:

Đau bụng

Nhiều người dùng bột nghệ đen trong thời gian dài có thể gặp phải tình trạng bị đau bụng. Do đó, tốt nhất là bạn tham khảo ý kiến bác sĩ trước sử dụng bột nghệ đen để áp dụng đúng cách, đúng liều.

Co thắt tử cung

Nghệ có ích trong việc điều hòa kinh nguyệt, song, trong thành phần của nghệ đen có một số loại có thể gây ra tình trạng kích thích tử cung. Do đó, những chị em đang mang thai, đang cho con bú nên chú ý tác dụng phụ này của nghệ và thận trọng khi sử dụng.

Khó cầm máu

Nghệ có khả năng làm vết thương nhanh lành nhưng do trong nghệ đen có chứa lượng dưỡng chất dồi dào nên trong nhiều trường hợp điều này lại dễ ảnh hưởng đến quá trình đông máu, gây chảy máu. Vì thế, nếu bạn đang điều trị đông máu hay đang có dùng thuốc kích tiểu cầu thì nên tránh sử dụng nghệ đen.

Giải đáp: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng 4

Nên cẩn thận khi dùng nghệ đen trong việc cầm máu, làm lành vết thương

Tiêu chảy kèm hiện tượng nôn ói

Nghệ đen tốt cho sức khỏe nhưng lạm dụng nó có thể dẫn đến tình trạng nôn ói và tiêu chảy. Nghệ có khả năng kích thích dạ dày, do đó bạn nên đặc biệt cẩn thận khi sử dụng.

Lưu ý cách sử dụng nghệ đen hiệu quả

Sau khi đã biết nghệ đen có tác dụng gì đối với sức khỏe cũng như nghệ đen có gây ra tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng hay không thì điều mà bạn cần quan tâm không kém đó là làm sao để sử dụng nghệ đen một cách hiệu quả?

Theo các chuyên gia sức khỏe, nghệ đen lành tính nên chúng ta có thể dùng thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nếu chúng ta sử dụng nghệ đen không đúng cách ngược lại còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Do đó, để thảo dược này có thể phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây:

  • Những người ra khí huyết hư, phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng nghệ đen để điều trị bệnh.
  • Nghệ đen có đặc tính phá huyết nên không phù hợp sử dụng cho những chị em bị rong kinh.
  • Người có cơ thể đang bị hư yếu có thể dùng kết hợp nghệ với một vài vị thuốc khác như sân, truật,… Tuy nhiên, luôn phải tham khảo ý kiến và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp cần phải phẫu thuật, bệnh nhân nên ngưng sử dụng nghệ đen trước khi thực hiện hai tuần do nghệ đen có tác dụng làm chậm quá trình đông máu.

Giải đáp: Nghệ đen có tác dụng gì? Những điều cần biết trước khi sử dụng 5

>>>>>Xem thêm: Dibetalic có dùng được cho bà bầu không?

Phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng nghệ đen

Tóm lại, nghệ đen là dược liệu vô cùng tốt đối với sức khỏe con người chúng ta. Nếu biết khai thác tác dụng của nghệ đen đúng cách, bạn sẽ giúp sức khỏe được bảo vệ một cách tối ưu.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *