Việc tự kiểm tra đường huyết là điều quan trọng trong quá trình chữa trị và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là đối với những người bị tiểu đường loại 1 hoặc dùng insulin. Hiện nay, đường huyết có thể được theo dõi tại nhà nhờ vào các loại thiết bị tiện lợi. Người bệnh cũng cần biết đến tần suất giữa các lần đo đường huyết một cách phù hợp để có thể theo dõi điều trị bệnh tốt hơn.
Bạn đang đọc: Nên đo đường huyết bao lâu 1 lần? Đo lúc nào chính xác?
Chỉ số đường huyết sẽ hỗ trợ người bệnh theo dõi kịp thời nếu có các vấn đề mà cơ thể đang gặp phải khi có sự thay đổi bất thường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa rõ về việc nên đo đường huyết bao lâu một lần? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm những thông tin về bệnh tiểu đường và những lưu ý của việc đo đường huyết.
Contents
Đường huyết là gì? Vì sao bạn phải kiểm tra chỉ số này?
Chỉ số đường huyết là gì?
Đường huyết là glucose có trong máu, loại đường này là một trong những nguồn năng lượng chính cho các tế bào thực hiện các hoạt động sống của cơ thể.
Chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) là nồng độ glucose trong máu được tính theo đơn vị mmol/ l hay mg/ dl.
Lượng đường huyết trong cơ thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, thời điểm trong ngày.
Tại sao cần theo dõi đường huyết thường xuyên?
Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên đem lại những lợi ích như sau:
Giúp chúng ta biết mức đường huyết có đang quá cao hay thấp so với bình thường, từ đó có thể phòng tránh những tác hại nguy hiểm sau đó.
Hỗ trợ đánh giá xem chế độ ăn và tập luyện ảnh hưởng thế nào đến chỉ số đường huyết. Nhờ đó, người bệnh có thể linh hoạt thay đổi hoặc hạn chế các loại thực phẩm có nguy cơ, cân đối lại các hoạt động thể chất và sinh hoạt trong ngày.
Giúp tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng đối với cả các yếu tố khác, chẳng hạn như bệnh lý mắc kèm hoặc tinh thần căng thẳng.
Giúp cung cấp thông tin hữu ích cho sự theo dõi mức độ thay đổi đường huyết, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả và mục tiêu của điều trị bệnh.
Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết trong máu sẽ thay đổi liên tục giữa các thời điểm được đo cũng như lúc đó cơ thể bạn đang trong tình trạng nào (trước ăn, sau ăn, trước khi ngủ). Vì vậy, chúng ta cần nắm được thế nào là chỉ số bình thường và bất thường. Sau đây là khuyến cáo về mức đường huyết ổn định, an toàn mà các bạn có thể tham khảo:
- Chỉ số đường huyết đo ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhỏ hơn 140 mg/ dL (tương đương với 7.8 mmol/ l);
- Chỉ số đường huyết được đo khi cơ thể đang đói với mức bình thường là 100 mg/ dL trở xuống (5.6 mmol/ l trở xuống);
- Chỉ số đường huyết được đo sau bữa ăn ở mức bình thường khi thấp hơn 140 mg/ dl (tương đương 7,8 mmol/ l).
Nên đo đường huyết bao lâu 1 lần? Khi nào thì cần kiểm tra tại phòng khám?
Trong quá trình điều trị tiểu đường, ngoài việc được hẹn tái khám để kiểm tra đường huyết tại cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh cũng sẽ tự theo dõi chỉ số này tại nhà.
Người bệnh tiểu đường nên đo đường huyết bao lâu một lần tại các cơ sở khám chữa bệnh?
Người bệnh có thể sẽ được xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) tại phòng khám, là chỉ số được xét nghiệm để chẩn đoán và căn cứ theo dõi việc kiểm soát hiệu quả điều trị đái tháo đường. Chỉ số HcA1c bình thường hoặc không đáng lo ngại khi thấp hơn 6.5%. Bạn sẽ được kiểm tra chỉ số này 3 tháng một lần khi mới được chẩn đoán bệnh tiểu đường, sau đó là 6 tháng một lần khi ở mức ổn định.
Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường khi đến cơ sở y tế cũng sẽ được kiểm tra thêm về những nguy cơ biến chứng mỗi năm một lần. Trong đó, thường sẽ khám các cơ quan như bàn chân, mắt, tầm soát các chỉ số về chức năng của hệ tim mạch, gan, thận.
Có cần phải đo đường huyết mỗi ngày không? Nên đo đường huyết tại nhà bao lâu một lần trong ngày?
Tần suất kiểm tra đường huyết phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường bạn mắc phải và việc sử dụng thuốc điều trị của bạn.
Người bị tiểu đường loại 1
Trường hợp bị đái tháo đường loại 1 được khuyến cáo kiểm tra lượng đường trong máu khá thường xuyên trong ngày, có thể từ 4 đến 10 lần một ngày vào những thời điểm sau:
- Trước bữa ăn chính hoặc bữa nhẹ trong ngày;
- Trước và sau khi tập thể dục;
- Trước khi ngủ và đôi khi có thể trong đêm.
Người bị bệnh tiểu đường loại 2
Nếu bạn dùng insulin thường cũng sẽ kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày, số lần cũng tùy thuộc vào loại và liều lượng insulin sử dụng. Đối với những loại insulin tác dụng kéo dài, bạn có thể chỉ cần thực hiện đo vào trước bữa sáng và đôi khi trước bữa tối hoặc trước khi ngủ. Nếu bạn tiêm nhiều lần trong ngày, việc kiểm tra thường được khuyến nghị vào thời điểm trước bữa ăn và trước khi đi ngủ, tổng số lần kiểm tra trong ngày cũng sẽ tùy vào sự tư vấn thêm từ bác sĩ điều trị.
Nếu bạn không dùng insulin hoặc chỉ đang điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc qua việc điều chỉnh chế độ ăn kiêng và tập thể dục, bạn có thể không cần kiểm tra lượng đường trong máu hàng ngày. Đồng thời, trường hợp này không nên quá lạm dụng việc đo đường huyết vì việc kiểm tra quá nhiều đôi khi có thể gây ra các vấn đề tâm lý cho người bệnh.
Việc kiểm tra đường huyết trong ngày còn phụ thuộc vào đâu?
Tần suất kiểm tra đường huyết phụ thuộc vào một số yếu tố khác có thể kể đến như sau:
Bạn sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn khi đang bị ốm, dùng một loại thuốc mới, đặc biệt là những thuốc có thể gây hạ đường huyết.
Những trường hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động hay tập luyện cũng nên kiểm tra đường huyết thường xuyên.
Ngoài ra, khi thêm một loại thực phẩm mới, vừa tăng hoặc giảm cân gần đây, bạn cũng có thể cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn trong ngày.
Tìm hiểu thêm: Góc giải đáp: Sinh xong bao lâu thì cấy que tránh thai được?
Một số điểm cần lưu ý khi đo glucose máu tại nhà
- Kiểm tra chất lượng que thử về hạn sử dụng, có tương thích với loại máy đang sử dụng;
- Rửa tay sạch sẽ, lau khô tay và nếu được thì nên sát trùng tay trước khi lấy máu;
- Lấy lượng máu phù hợp vừa đủ theo hướng dẫn sử dụng;
- Thực hiện đo luân phiên ở các đầu ngón tay khác nhau, không đo nhiều lần trên cùng một ngón;
- Kiểm tra điều kiện bảo quản phù hợp với hướng dẫn;
- Không tái sử dụng que thử, kim lấy máu vì có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo;
- Nhớ ghi lại kết quả thời gian đo đường huyết và những thông tin liên quan để giúp bác sĩ có cơ sở theo dõi, đánh giá quá trình điều trị bệnh của bản thân;
- Người bệnh không tự ý thay đổi liều thuốc hay ngừng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gây ra những tác dụng không mong muốn.
Những biện pháp hỗ trợ duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Có thể thấy, chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động phần lớn đến nồng độ glucose máu. Do vậy, chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học là một phần thiết yếu để người bệnh có thể duy trì đường huyết ổn định.
>>>>>Xem thêm: Rau kinh giới có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Lựa chọn tiêu dùng các thực phẩm cung cấp tinh bột chuyển hóa chậm có thể giúp nồng độ đường huyết thay đổi một cách từ từ, ổn định hơn như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, yến mạch và đây cũng là nguồn chất xơ bổ dưỡng.
Thêm rau xanh vào khẩu phần ăn, dùng trái cây ít đường, mọng nước vì không chỉ cung cấp chất xơ mà còn có cả vitamin thiết yếu, chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Tập luyện đều đặn, duy trì 30 phút mỗi ngày, không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp và lựa chọn những bộ môn có cường độ phù hợp với cơ thể.
Tóm lại, việc nên đo đường huyết bao lâu 1 lần sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là mỗi người cần duy trì chế độ ăn uống và nếp sống sinh hoạt lành mạnh để chỉ số đường huyết luôn ở tình trạng ổn định.
Xem thêm:
- Tiểu đường type 2 có chữa được không?
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể