Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm như thế nào để đảm bảo an toàn?

Hiện nay, với những bệnh lý gây tăng tiết mồ hôi quá mức thì phương pháp mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là phương pháp phổ biến và có hiệu quả tốt nhất. Bệnh lý tăng tiết một hôi xuất hiện do các tuyến mồ hôi ở hai lòng bàn tay hoạt động quá mức làm tăng tiết dịch một cách bất thường ngay cả khi cơ thể ở điều kiện sinh lý bình thường.

Bạn đang đọc: Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm như thế nào để đảm bảo an toàn?

Nguyên nhân chính gây tăng tiết mồ hôi là do sự rối loạn hoạt động của các dây thần kinh giao cảm và hạch giao cảm. Bệnh lý này thường phổ biến ở những người trẻ tuổi. Mặc dù tăng tiết mồ hôi không gây nguy hiểm cho tính mạng, tuy nhiên nó lại gây ra khá nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là phương pháp loại bỏ tình trạng này, nó vừa an toàn, mang tính thẩm mỹ đồng thời cũng mang tính triệt để, tỷ lệ tái phát thấp. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm, bạn đọc hãy tìm hiểu thông tin dưới đây do Kenshin chia sẻ.

Hạch thần kinh giao cảm và chứng tăng tiết mồ hôi

Hạch thần kinh giao cảm là các hạch của hệ thần kinh giao cảm, một phần của hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh giao cảm có chức năng kích thích các phản ứng tấn công hoặc bỏ chạy khi cơ thể gặp nguy hiểm hoặc căng thẳng. Các hạch giao cảm nằm gần và ở hai bên của tủy sống, chứa khoảng 20000 – 30000 cơ quan tế bào thần kinh. Các hạch giao cảm có liên quan đến các quá trình sinh lý như kiểm soát cân bằng dịch và điện giải, tiết mồ hôi, điều hòa nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, tiêu hóa…

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay hoạt động quá mức, dẫn đến mồ hôi được sản xuất quá mức, ngay cả khi điều kiện sinh lý của cơ thể hoạt động bình thường. Thông thường, tuyến mồ hôi đóng vai trò như một cơ quan điều hòa nhiệt độ của cơ thể, khi mồ hôi được tiết ra, nhiệt lượng cơ thể cũng tăng lên giúp loại bỏ bớt nhiệt lượng ra ngoài cơ thể.

Trong tổng số dân, bệnh tăng tiết mồ hôi tay chiếm tỷ lệ khoảng 1%. Ngoài ra, tăng tiết mồ hôi tay có thể xuất hiện cùng với sự tăng tiết ở nhiều khu vực khác như mặt, nách, bàn chân.

Tăng tiết mồ hôi tay còn được gọi là tăng tiết mồ hôi tay vô căn hay tăng tiết mồ hôi tay nguyên phát. Các hạch thần kinh giao cảm chi phối hoạt động bài tiết mồ hôi. Do đó, nếu các hạch thần kinh giao cảm ở vùng ngực có sự rối loạn về hoạt động sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi tay.

Chứng tăng tiết mồ hôi tay không đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên nó mang đến nhiều sự phiền toái cho người bệnh. Mồ hôi trên tay nhiều, gây cản trở trong công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi viết lách, cầm nắm. Đa số những người bệnh bị tăng tiết mồ hôi thường không tự tin trong giao tiếp và khi tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, việc mồ hôi bị tăng tiết quá nhiều dễ khiến cho cơ thể bị rơi vào tình trạng mệt mỏi do sự thoát nước và muối khoáng. Do đó, để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thì bệnh tăng tiết mồ hôi tay cần được điều trị. Hiện nay mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là phương pháp phổ biến đạt hiệu quả cao được nhiều người tin dùng.

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm như thế nào để đảm bảo an toàn 1

Tăng tiết mồ hôi là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm được chỉ định và chống chỉ định trong trường hợp nào?

Những bệnh lý có tình trạng hạch giao cảm tăng hoạt động quá mức như tăng tiết mồ hôi tay hiện nay được chỉ định điều trị bằng phương pháp an toàn, ít gây xâm lấn là mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm. Bên cạnh đó, mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm cũng được chỉ định trong một số bệnh lý khi điều trị cần tăng cường hoạt động của thần kinh phó giao cảm như bệnh lý mạch máu ở chi trên.

Là một phương pháp điều trị an toàn, tuy nhiên mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm không thể được áp dụng cho mọi đối tượng. Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng phương pháp mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm là:

  • Bệnh nhân bị suy tim kể cả mức trung bình và nặng.
  • Có bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như suy hô hấp mãn tính, ở cả mức trung bình và nặng.
  • Chứng rối loạn đông máu chưa được điều trị.
  • Bị mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính ở phổi như viêm màng phổi, viêm phổi nặng.
  • Có tiền sử cắt hạch giao cảm trước đó.
  • Người bị mắc bệnh cường giáp nhưng chưa kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm như thế nào để đảm bảo an toàn 2

Chống chỉ định mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm với người bị rối loạn đông máu

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm được thực hiện theo quy trình như thế nào?

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và đạt hiệu quả cao, mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm được tiến hành theo quy trình như sau:

  • Đầu tiên là chuẩn bị bệnh nhân: Xác minh người bệnh trước khi tiến hành phẫu thuật, kiểm tra sàng lọc, loại trừ những trường hợp không được làm phẫu thuật mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm, khai thác thông tin của bệnh nhân về tiền sử dị ứng thuốc.
  • Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ: Làm sạch, khử trùng các dụng cụ nội soi dùng trong phẫu thuật như: Dao điện, trocar, nội khí quản, camera, gạt sạch, bơm kim tiêm…
  • Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tùy mục đích và kỹ thuật mổ mà để người bệnh nằm trong tư thế sấp hoặc nằm ngửa, hai tay đặt cao ngang với đầu. Trên thực tế, tư thế nằm nghiêng và người kê cao một góc 30 độ là phù hợp nhất đối với trường hợp mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm ngực một bên.
  • Rạch một đoạn da nhỏ, sau đó từ từ đưa trocar tiến sâu vào trong lồng ngực từ khoang phổi, cùng lúc đó đồng thời đặt nội khí quản vào bên cần phẫu thuật để dẫn khí ra bên ngoài phổi, làm phổi xẹp, thao tác này có tác dụng làm giảm tổn thương nhu mô phổi trong quá trình mổ.
  • Thực hiện bơm khí cacbonic vào trong lồng ngực, điều này là để tạo không gian trống cho phẫu thuật.
  • Tiến hành soi khám và bóc tách các hạch thần kinh giao cảm ngực, điều trị triệt để bệnh tăng tiết mồ hôi tay bằng cách tách nhóm hạch giao cảm ngực 2 hoặc giữa ngực 2 và 3.
  • Trong quá trình thao tác bằng dao điện, bác sĩ cần cẩn thận tránh gây ra tổn thương đến các nhóm hạch hoặc gây bỏng màng xương trong lồng ngực.
  • Sau khi kết thúc quá trình cắt bỏ các hạch giao cảm, thực hiện cầm máu, đồng thời bơm phồng phổi lại trạng thái ban đầu.
  • Rút hết trocar, sau đó khâu kín vết mổ.
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, tiến hành chụp X-quang tim phổi của bệnh nhân để theo dõi chức năng hô hấp và hình dạng 2 lá phổi.

Tìm hiểu thêm: Thuốc kháng Histamin H1 trị bệnh gì và những điều cần lưu ý

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm như thế nào để đảm bảo an toàn 3
Quy trình mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm

Nguy cơ gặp phải sau khi mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm tương đối an toàn và được thực hiện nhanh chóng, tuy nhiên một số biến chứng vẫn có thể xảy ra sau khi phẫu thuật là:

  • Rối loạn nhịp tim, nhất là tình trạng nhịp tim chậm.
  • Kỹ thuật cầm máu không tốt có thể khiến bệnh nhân bị mất máu trong lúc mổ.
  • Tổn thương nhu mô phổi hay tràn khí màng phổi.
  • Tràn khí dưới da.
  • Nhiễm trùng lồng ngực hoặc nhiễm trùng vết mổ.

Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm như thế nào để đảm bảo an toàn 4

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Nhổ răng khi mang thai có sao không?

Rối loạn nhịp tim là biến chứng sau phẫu thuật mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm

Trên đây là những thông tin về “Mổ nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm” mà Kenshin chia sẻ. Nếu bạn gặp phải tình trạng tăng tiết mồ hôi, hãy tìm hiểu kỹ tình trạng của bản thân và phương pháp điều trị, thực hiện phẫu thuật tại các bệnh viện lớn uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *