Khi bạn cố gắng tập trung mà tâm trí lại rất dễ bị phân tâm, bạn có thể đang gặp phải khó khăn trong việc tập trung. Để tăng khả năng tập trung, hãy thực hiện những thói quen lành mạnh trong nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Mẹo tăng khả năng tập trung hiệu quả
Mẹo tăng khả năng tập trung hiệu quả không chỉ giúp bạn dễ dàng tập trung hoàn thành công việc tăng hiệu suất làm việc hiệu quả mà còn giúp bạn xây dựng một lối sống lành mạnh, bảo vệ sức khỏe thể trạng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tập trung của bạn
Tương tự như máy tính hoạt động chậm sau thời gian dài sử dụng, bộ não của con người cũng trải qua quá trình tích tụ mài mòn, ảnh hưởng đến quá trình xử lý thông tin. Theo Tiến sĩ Daffner, một số yếu tố về căng thẳng sinh lý như viêm nhiễm, tổn thương mạch máu (do huyết áp cao), sự tích tụ các protein không bình thường và tự nhiên teo nhỏ của não có thể gây hại cho chức năng não bộ của chúng ta.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung:
Trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ: Cả hai tình trạng này đều có thể gây suy giảm khả năng tập trung, thậm chí có thể ảnh hưởng đến thị lực hoặc thính giác.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng cholinergic (được sử dụng để điều trị tiểu không kiểm soát, trầm cảm hoặc dị ứng), có thể làm giảm tốc độ xử lý và khả năng tư duy rõ ràng của bạn.
Uống quá nhiều rượu: Việc tiêu thụ rượu quá mức có thể làm suy giảm quá trình suy nghĩ, gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
Quá tải thông tin: Trong thời đại hiện nay, con người tiếp thu một lượng lớn thông tin từ TV, máy tính và các thông điệp qua tin nhắn, email, và nhiều nguồn thông tin khác. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải thông tin. Khi xảy ra, hệ thống lọc và xử lý thông tin trong não bộ gánh chịu áp lực lớn, dễ dàng làm mất tập trung.
Mẹo tăng khả năng tập trung hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo tăng khả năng tập trung hiệu quả:
Trò chơi trí não: Giải đố ô chữ, cờ vua, ghép hình, sudoku và những trò chơi tương tự không chỉ rèn luyện trí não mà còn có thể cải thiện khả năng tập trung. Chúng giúp phát triển kỹ năng làm việc, trí nhớ ngắn hạn, cũng như khả năng xử lý vấn đề. Những trò chơi này hữu ích cho cả trẻ em và người cao tuổi, góp phần tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phương pháp Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn
Chơi game: Không chỉ có trò chơi trí não, trò chơi điện tử cũng có thể cải thiện khả năng tập trung. Một giờ chơi game tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ cụ thể, lờ đi các yếu tố gây nhiễu xung quanh, có thể giúp nâng cao khả năng tập trung.
Tạo môi trường ngủ tốt: Giữ thời lượng ngủ trung bình cho người trưởng thành khoảng 7 – 8 tiếng để không ảnh hưởng đến khả năng tập trung. Trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử khoảng 1 giờ, tạo không gian ngủ sạch sẽ và mát mẻ. Trước khi ngủ, thư giãn bằng cách tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ. Cố gắng duy trì thói quen đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ hàng ngày.
Tập thể dục: Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện khả năng tập trung và chú ý. Thậm chí, việc tập luyện mỗi ngày có thể ngăn chặn hoặc cải thiện tình trạng mất trí nhớ do quá trình lão hóa. Nếu thời gian hạn chế, bạn có thể sử dụng thời gian di chuyển hàng ngày như đi bộ hoặc đạp xe thay vì sử dụng xe cộ.
Tận hưởng thiên nhiên: Dành thời gian ngoài trời khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ trong công viên, ngồi ngoài vườn hoặc ở những nơi có nhiều cây xanh. Thời gian gần thiên nhiên có thể tăng cường phát triển não bộ và cải thiện sự chú ý cũng như khả năng tập trung, đặc biệt là đối với trẻ em.
Thực hành thiền định và chánh niệm: Thiền định và chánh niệm giúp tập trung vào hiện tại và kích thích não bộ. Thiền định hoặc tập yoga nhẹ nhàng mỗi ngày có thể giúp bạn tập trung vào cảm giác, âm thanh và hơi thở của chính mình.
Nghỉ ngơi: Nếu không thể tiếp tục tập trung, hãy dừng lại và nghỉ ngơi một chút. Một ít thức ăn nhẹ, một ly nước mát, hoặc việc đi bộ nhanh trong nhà hoặc ngoài trời có thể giúp bạn nâng cao khả năng tập trung để quay lại công việc với năng suất và hiệu quả cao hơn.
Nghe nhạc: Âm nhạc có thể giúp cải thiện chức năng não bộ và khả năng tập trung. Nhạc cổ điển được xem là lựa chọn tốt để tăng sự tập trung. Nếu không thích nhạc cổ điển, nhạc không lời với âm lượng vừa phải cũng có thể hỗ trợ. Tuy nhiên, cần chú ý tránh những bản nhạc quá sôi động hoặc làm bạn phân tâm.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung. Hạn chế thức ăn nhanh và thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo. Tăng cường việc sử dụng các loại thực phẩm như cá hồi, trứng, rau bina, việt quất, cũng như duy trì lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ăn sáng đầy đủ cũng là một yếu tố quan trọng để bắt đầu ngày làm việc một cách hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Bổ sung thực phẩm chức năng: Các thực phẩm bổ sung như folate, choline, vitamin K, flavonoid, omega – 3 có thể hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên, trước khi bổ sung bất kỳ chất nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo việc sử dụng an toàn và hiệu quả.
Việc kết hợp những thói quen lành mạnh về ăn uống, nghe nhạc và sử dụng thực phẩm bổ sung có thể hỗ trợ cải thiện khả năng tập trung và chức năng não bộ.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể