Mang thai giả khiến các chị em phụ nữ có những triệu chứng thai nghén rõ rệt. Hiện tượng này có liên quan đến tâm lý, đôi khi có thể là do một số bệnh lý nhất định gây ra. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này nhé!
Bạn đang đọc: Mang thai giả là gì? Dấu hiệu và cách chẩn đoán
Mang thai giả là hiện tượng khá hiếm gặp, xảy ra khi phụ nữ xuất hiện các biểu hiện thai nghén rõ rệt và kéo dài trong thai kỳ. Hiện tượng này có liên quan đến yếu tố tâm lý của người phụ nữ nên khá nhạy cảm. Vậy mang thai thả giả gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chẩn đoán như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của tình trạng này trong bài viết sau đây nhé!
Contents
Mang thai giả là gì?
Mang thai giả (hay Pseudocyesis), là thuật ngữ y khoa được dùng để mô tả hiện tượng phụ nữ có cảm xúc và biểu hiện cơ năng như đang mang thai, nhưng thực tế lại không mang thai. Theo bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD10, tình trạng này được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần. Hiện tượng mang thai giả có thể khiến cho người phụ nữ có các triệu chứng giống hệt như khi mang thai thật. Điều này khiến họ tin rằng mình đang mang thai và có các triệu chứng điển hình của thai kỳ. Nhưng khi siêu âm lại không thấy có bào thai nào đang phát triển trong tử cung của họ.
Đơn giản mà nói, mang thai giả có nghĩa là không có sự thụ thai, nhưng lại xuất hiện các dấu hiệu giống như mang thai. Nghe có vẻ vô lý nhưng đây lại là hiện tượng có thật và tình trạng này khá hiếm gặp. Ước tính rằng, cứ mỗi 22.000 người mang thai sẽ có khoảng 1 – 6 trường hợp mang thai giả. Độ tuổi có khả năng gặp phải hiện tượng này thường nằm trong khoảng từ 16 – 39 tuổi.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng mang thai giả
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng kỳ lạ này. Bởi nó có mối liên quan phức tạp giữa vỏ não, vùng dưới đồi, nội tiết tố và yếu tố tâm lý của người phụ nữ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giả thuyết thú vị như:
Tâm lý lo sợ hoặc quá khao khát có con
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho rằng, nỗi lo sợ hoặc quá nôn nóng muốn mang thai là một trong những nhân tố tạo ra ảo tưởng về việc mang thai. Nhưng thực chất, đó chỉ là những dấu hiệu mang thai giải. Yếu tố tâm lý – thần kinh này có thể gây kích thích hệ nội tiết ở phụ nữ và gây ra các biểu hiện triệu chứng giống như đang mang thai.
Áp lực của vai trò làm vợ
Một giả thuyết khác liên quan đến áp lực xã hội về bổn phận làm vợ của người phụ nữ sau khi trải qua biến cố thai sản như sảy thai, vô sinh hoặc do sức ép từ gia đình sau khi kết hôn. Mong muốn làm tròn trách nhiệm làm vợ khiến người phụ nữ dễ bị hiểu sai về những thay đổi trong cơ thể là dấu hiệu của mang thai.
Hệ thần kinh có vấn đề
Giả thuyết này nhấn mạnh vào sự biến đổi của các chất hóa học trong hệ thần kinh, liên quan đến chứng rối loạn trầm cảm. Những thay đổi này được coi là yếu tố gây ra các dấu hiệu mang thai giả.
Theo đó, sự căng thẳng và lo âu quá mức có thể khiến vùng hạ đồi – tuyến yên – thượng thận bị kích thích và bài tiết ra các hormone liên quan đến quá trình mang thai như estrogen và prolactin. Sự thay đổi hormone cũng có thể kéo theo nhiều vấn đề khác như chướng bụng, táo bón, tăng trọng và nhu động ruột giống như cử động đạp của thai nhi.
Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác như béo phì, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, bệnh gan, thận hoặc vấn đề liên quan đến tràn dịch ổ bụng cũng có thể tạo ra các triệu chứng giống như đang mang thai. Khi tiến hành xét nghiệm HCG giai đoạn đầu thường sẽ cho kết quả âm tính, ngay cả khi sử dụng siêu âm để kiểm tra lại.
Dấu hiệu nhận biết mang thai giả phổ biến nhất
Dấu hiệu nhận biết mang thai giả có thể gần giống như khi mang thai thật nên sẽ rất dễ gây hiểu lầm. Một số biểu hiện thường gặp ở phụ nữ khi gặp phải hiện tượng này bao gồm mất kinh, ốm nghén, tăng cân và tăng kích thước vòng ngực. Nếu chỉ dựa vào những biểu hiện lâm sàng này thì bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán sai.
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy phụ nữ đang bị chứng mang thai giả thường gặp phải có thể kể đến như:
- Chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn (chiếm tỷ lệ khoảng 50 – 90%);
- Bụng có dấu hiệu phình to giống như đang mang bầu (chiếm tỷ lệ khoảng 60 – 90%);
- Bầu ngực căng và đôi khi có sự thay đổi ở núm vú dẫn đến tiết sữa non (do rối loạn nội tiết tố nhẹ);
- Có cảm giác thai nhi đạp trong bụng và di chuyển nhiều lần (chiếm tỷ lệ khoảng 50 – 75%);
- Xuất hiện triệu chứng như bị ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa;
- Tăng cảm giác thèm ăn và cơ thể có dấu hiệu tăng cân;
- Một số trường hợp hiếm có xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả với các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, thường xảy ra khi phụ nữ nghĩ rằng mình đã đủ tháng để sinh.
Tìm hiểu thêm: Quy trình xét nghiệm hơi thở methane hydro
Những triệu chứng này có thể kéo dài trong khoảng vài tuần, chín tháng hoặc thậm chí nhiều năm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng mang thai giả?
Để xác định xem người phụ nữ có đang đang mang thai giả hay không, bác sĩ thường sẽ tiến hành đánh giá dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Đồng thời, thực hiện siêu âm bụng và kiểm tra vùng chậu để đưa ra chẩn đoán chính xác. Các xét nghiệm này cũng thường được dùng để phát hiện và theo dõi sự phát triển của thai nhi khi mang thai thật. Đôi khi, bác sĩ còn phát hiện những thay đổi về thể chất xảy ra khi mang thai như tử cung mở rộng hoặc cổ tử cung mềm.
Trong trường hợp mang thai giả, kết quả siêu âm sẽ cho thấy không có sự hình thành bào thai và nhịp tim của thai nhi. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, siêu âm được xem là xét nghiệm duy nhất cho độ chính xác 100% khi cần xác định xem có đang mang thai hay không.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ giúp đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng mang thai ảo. Trừ trường hợp phụ nữ mắc phải một số bệnh lý ung thư hiếm gặp có khả năng sản xuất các hormone giống như hormone thai kỳ.
Cách điều trị hiện tượng mang thai giả
Trên thực tế, mang thai giả không được coi là một tình trạng bệnh lý nên không thể áp dụng các phương án điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu người đó đang gặp phải vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt hoặc các bệnh lý khác, thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc để cải thiện tình trạng sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật nội soi với Robot có ưu và nhược điểm gì?
Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ cho rằng, tình trạng mang thai ảo được coi là vấn đề tâm lý hơn là một vấn đề thể chất. Bởi khi một người phụ nữ tin rằng họ đang mang thai, có thể khiến họ cảm thấy rất thất vọng khi biết mình mang thai giả, đặc biệt là khi niềm tin này đã tồn tại trong thời gian dài. Do đó, người thân và bác sĩ cần phải thật nhẹ nhàng và kiên nhẫn khi giải thích kết quả cho họ. Đồng thời, hỗ trợ về mặt tinh thần để họ nhanh chóng ổn định tâm lý và vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Mặc dù mang thai giả là một hiện tượng khá hiếm, nhưng bạn vẫn cần hiểu rõ về tình trạng này để tránh hiểu sai về sức khỏe của mình. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhé!
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể