Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ bầu có thể dự đoán giới tính của thai nhi dựa vào cảm giác thèm ăn. Khi mang thai, rất nhiều phụ nữ có triệu chứng nghén ngọt. Vậy thực tế mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái hay đây là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó?
Bạn đang đọc: Mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái, thực hư thế nào?
Chứng nghén ngọt là tình trạng mẹ bầu thèm ngọt khi mang thai. Theo dân gian, mẹ bầu thường đoán giới tính thai nhi dựa vào cách ăn uống, ví dụ thèm ngọt là sinh con gái hay thèm chua là sinh con trai. Vậy mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái? Cách dự đoán giới tính của thai nhi như vậy có chính xác không?
Contents
Nghén ngọt là gì?
Phụ nữ có thai thường gặp tình trạng nghén ngọt. Trong khi nhiều phụ nữ mang thai thèm chua, bị ốm nghén dẫn đến chán ăn thì có tới 40% mẹ bầu có xu hướng thích ăn đồ ngọt như bánh, kẹo, uống nước ngọt, kem,… hơn những đồ ăn có vị khác mặc dù trước khi mang thai không hề gặp hiện tượng này.
Nguyên nhân gây nên tình trạng nghén ngọt là do sự thay đổi nội tiết tố khi phụ nữ mang thai dẫn đến thay đổi khẩu vị, chẳng hạn có người thèm ngọt, có người thèm chua, nhưng cũng có những người sợ thức ăn. Tình trạng nghén thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và giảm dần ở những tháng sau đó.
Đồ ăn ngọt thường có tác dụng gây kích thích vị giác, giúp bà bầu có tinh thần sảng khoái, thoải mái hơn. Để làm giảm bớt triệu chứng nghén ngọt, bà bầu nên ăn những thức ăn chứa nhiều đường. Tuy nhiên, người mẹ cũng cần thận trọng không sử dụng quá nhiều đường vì hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, dùng nhiều đồ ngọt cũng dễ khiến khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ bầu bị mất cân bằng dẫn đến thiếu các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hậu quả là trẻ sinh ra có thể mắc một số dị tật bẩm sinh nào đó hoặc bị suy dinh dưỡng.
Mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái?
Theo quan niệm của người xưa, giới tính của đứa bé tác động đến sự thèm ăn của mẹ. Do đó, nhiều mẹ bầu thường thắc mắc những vấn đề như mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái, muốn có con gái thì thích ăn chua hay ngọt, có phải thèm ngọt thì sinh con trai không…
Theo ý kiến của các chuyên gia, ngay sau khi quá trình thụ thai thành công thì giới tính thai nhi đã được xác định. Mỗi bé sẽ nhận được tổng cộng 23 nhiễm sắc thể từ bố và mẹ tại thời điểm thụ tinh. Trong đó, cặp nhiễm sắc thể thứ 23 sẽ xác định giới tính của bé. Nếu là bé gái thì phôi thai mang nhiễm sắc thể XX còn nếu là bé trai thì sẽ là tổ hợp XY.
Với thắc mắc: “Mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái?” thì câu trả lời là: “Hiện không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng nghén ngọt là dấu hiệu sinh con trai hay gái”.
Trên thực tế, có rất nhiều mẹ bầu rất thèm ngọt trong quá trình mang thai nhưng lại sinh con trai. Bởi vậy, người mẹ không nên chỉ dựa vào vị giác của mình mà quá kỳ vọng về giới tính thai nhi. Cách xác định giới tính của em bé chính xác là mẹ bầu đến bệnh viện để được thăm khám.
Nghén ngọt là dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mẹ bầu có lượng đường huyết cao quá giới hạn bình thường khi mang thai. Theo các số liệu nghiên cứu, có tới 2 – 5% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai. Bác sĩ thường phát hiện bệnh khi mẹ bầu ở tuần thai thứ 28, đôi khi sớm hơn ở tuần thai thứ 22.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ, trong đó chế độ ăn uống là liên quan trực tiếp. Cụ thể, mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường trong khi tụy không sản xuất đủ insulin dẫn đến lượng đường không được hấp thụ hết, lượng đường tự do trong máu quá cao, gây nên bệnh tiểu đường. Do vậy, khi bị nghén ngọt, các bà bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ hơn những trường hợp khác.
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ như đa ối, tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ tiền sản giật, băng huyết sau sinh,… đồng thời còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi như có nguy cơ thai lưu, sinh non, thai quá to; trẻ sinh ra dễ bị đối mặt với tình trạng vàng da, suy hô hấp, hạ đường huyết, suy dinh dưỡng,… hơn những trẻ khác.
Ngoài ra, nghén ngọt gây nên nhiều tác hại xấu đến sức khỏe khác như ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng, lượng đường trong nước tiểu tăng, dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ bầu có nguy cơ béo phì gây nên hiện tượng sưng phù tay chân.
Tìm hiểu thêm: Kính chắn giọt bắn có thể thay thế hoàn toàn khẩu trang tiêu chuẩn không?
Mẹ bầu bị nghén ngọt phải làm sao?
Mẹ bầu không nên bận tâm đến việc mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái quá nhiều, thay vào đó các bà mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lí, tránh chiều theo sở thích ăn uống quá nhiều để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Mặc dù nghén ngọt có thể gây nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi nhưng từ bỏ sở thích ăn uống lại khiến mẹ bầu thấy khó khăn. Điều các mẹ bầu cần làm là sử dụng thực phẩm đa dạng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt tiết chế nạp các loại đồ ăn nhiều đường vào cơ thể.
Để kiểm soát tình trạng nghén ngọt, thai phụ có thể tham khảo những biện pháp kiểm soát cơn thèm ngọt sau đây:
- Không lạm dụng nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt có gas cùng một lúc và dùng nhiều lần trong ngày. Nếu quá thèm, mẹ bầu có thể sử dụng một lượng ít đồ ngọt mỗi ngày 2 lần. Có thể ăn một chút socola hoặc bánh quy ít đường với số lượng vừa đủ.
- Thay vì dùng đường tinh thể, mẹ bầu ưu tiên sử dụng những thực phẩm chứa đường tự nhiên như các loại trái cây ngọt. Thực phẩm này vừa cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu vừa giúp các bà mẹ khắc phục cơn thèm ngọt.
- Để tránh cảm giác đói và thèm ăn, mẹ bầu cần tăng cường rau xanh, sữa chua, thực phẩm có lợi khác.
- Để đường huyết sau khi ăn không tăng cao đột ngột, nên chia nhỏ bữa ăn chính, kể cả đồ ngọt, khoảng 5 – 6 bữa một ngày. Khi có cảm giác nghén ngọt, mẹ bầu có thể xen kẽ một vài loại thực phẩm có vị ngọt vào các bữa ăn.
- Để giúp giảm nhu cầu ăn đồ ngọt, gia đình nên động viên mẹ bầu tránh bị căng thẳng, stress, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái.
- Không nên ăn một loại thực phẩm yêu thích mà nên thay đổi thực phẩm cho đa dạng để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Mẹ bầu bị béo phì, thừa cân cần kiểm soát tốt việc nạp cả lượng đường và carbohydrate vào cơ thể để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ thông qua một chế độ ăn lành mạnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra đường huyết cũng như khám thai định kỳ để phát hiện sớm những bất thường.
- Nếu mẹ bầu bị nghiện đồ ăn ngọt từ trước, khi mang thai nhu cầu ăn đồ ngọt tăng gấp 2 – 3 lần không thể kiểm soát hoặc bị chứng nghén ngọt quá mức gây khó chịu thì nên đến bệnh viện ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Ăn kiến có sao không? Những mối nguy từ loài kiến mà bạn cần biết
Tóm lại, mẹ bầu hãy xem quan niệm mang thai bị nghén ngọt là trai hay gái như thông tin để tham khảo. Tuyệt đối đừng để việc xác định giới tính không có căn cứ khoa học này ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu.
Xem thêm:
- Mẹ bầu nghén nên ăn gì? Mách chị em những thực phẩm giúp giảm nghén
- Nghẹn ở cổ họng khi mang thai là hiện tượng gì?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể