Thoái hóa điểm vàng, hay còn gọi là Macular degeneration (MD), là một trong những vấn đề sức khỏe mắt phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Đây là một bệnh lý liên quan đến tuổi tác, làm suy giảm chức năng điểm vàng của võng mạc, gây ra sự giảm thị lực và có thể gây mất khả năng nhìn rõ những chi tiết nhỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về Macular degeneration là gì?, những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại.
Bạn đang đọc: Macular degeneration là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Nếu bạn đang có nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề “Macular degeneration là gì?” thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về bệnh lý thoái hóa điểm vàng cũng như nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp hỗ trị điều trị hiện nay.
Contents
Macular degeneration là gì?
Tổng quan về thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng (MD) là một bệnh về mắt thường liên quan đến tuổi tác, có thể làm mờ tầm nhìn trung tâm. Bệnh lý xảy ra khi quá trình lão hóa gây tổn thương điểm vàng (phần kiểm soát tầm nhìn sắc nét và thẳng của mắt).
Thoái hóa điểm vàng là một tình trạng phổ biến – nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở người lớn tuổi. Bệnh lý không gây mù hoàn toàn nhưng việc mất thị lực trung tâm có thể khiến người bệnh khó nhìn khuôn mặt, đọc sách, lái xe hoặc làm những công việc ở cự ly gần như nấu ăn hoặc sửa chữa đồ đạc trong nhà.
Các loại thoái hóa điểm vàng
Có 2 loại của bệnh lý thoái hóa điểm vàng: Khô và ướt.
Hầu hết những người bị thoái hóa điểm vàng đều bị thoái hóa điểm vàng thể khô (còn gọi là thoái hóa điểm vàng teo khi điểm vàng mỏng đi theo tuổi tác). Thoái hóa điểm vàng thể khô xảy ra ở 3 giai đoạn: Sớm, trung gian và muộn. Bệnh lý thường tiến triển chậm trong vài năm và khi bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô tiến triển đến giai đoạn muộn thì thường không có cách điều trị, do đó, người bệnh có thể tìm cách tận dụng tối đa thị lực còn lại của mình.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt (còn gọi là thoái hóa điểm vàng tân mạch tiến triển) là một loại thoái hóa điểm vàng muộn ít phổ biến hơn và thường gây mất thị lực nhanh hơn. Bất kỳ giai đoạn nào của bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô đều có thể chuyển thành bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt nhưng bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt luôn ở giai đoạn muộn. Bệnh lý xảy ra khi các mạch máu bất thường phát triển ở phía sau mắt và làm tổn thương điểm vàng.
Nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân của thoái hóa điểm vàng
Sau khi biết được “Macular degeneration là gì?”, cần phải tìm hiểu thêm thông tin về nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây nên bệnh này.
Thoái hóa điểm vàng có thể là một bệnh về mắt di truyền. Tuy nhiên, bệnh lý cũng phát triển ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Thoái hóa điểm vàng xảy ra khi điểm vàng ở phía sau mắt của bạn bắt đầu hao mòn mà không rõ nguyên nhân. Lão hóa theo thời gian là một yếu tố gây thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Thoái hóa điểm vàng không liên quan đến tuổi tác có thể liên quan đến:
- Bệnh tiểu đường.
- Chấn thương đầu.
- Nhiễm trùng.
- Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.
Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng cũng cao hơn đối với những người:
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
- Người da trắng.
- Hút thuốc.
Triệu chứng của thoái hóa điểm vàng
Các triệu chứng của thoái hóa điểm vàng phụ thuộc vào từng giai đoạn, bao gồm: Sớm, trung gian và muộn. Thoái hóa điểm vàng là một bệnh tiến triển, do đó, các triệu chứng thường trở nên nặng hơn theo thời gian.
- Thoái hóa điểm vàng thể khô giai đoạn sớm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
- Ở bệnh thoái hóa điểm vàng thể khô giai đoạn trung gian, một số người bệnh vẫn không có triệu chứng. Tuy nhiên, những người bệnh khác có thể nhận thấy các triệu chứng nhẹ như mờ nhẹ ở thị lực trung tâm hoặc khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
- Ở giai đoạn muộn của thoái hóa điểm vàng (thể ướt hoặc khô), nhiều người bệnh nhận thấy các đường thẳng bắt đầu trông lượn sóng hoặc quanh co. Một số người bệnh cũng có thể nhận thấy một vùng mờ gần trung tâm tầm nhìn của mình. Theo thời gian, vùng mờ này có thể lớn hơn hoặc người bệnh có thể nhìn thấy những đốm trống. Màu sắc cũng có thể kém sáng hơn trước và có thể gặp khó khăn hơn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
Chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng hiếm khi gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu, vì vậy việc khám định kì hàng năm là rất quan trọng. Trong khi khám mắt, các chuyên gia y tế sẽ kiểm tra những thay đổi ở võng mạc và điểm vàng, đồng thời có thể yêu cầu thêm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Kiểm tra lưới Amsler: Lưới Amsler có một lưới gồm các đường thẳng có một chấm lớn ở giữa. Các chuyên gia y tế có thể yêu cầu bạn xác định các đường hoặc phần trên lưới trông mờ, gợn sóng hoặc bị đứt quãng. Nếu biến dạng nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thoái hóa điểm vàng hoặc cho thấy bệnh đang ngày càng nặng hơn.
- Khám mắt bằng phương pháp giãn đồng tử: Các chuyên gia y tế sẽ nhỏ thuốc nhỏ mắt làm giãn rộng đồng tử, sau đó sẽ sử dụng một thấu kính đặc biệt để nhìn vào bên trong mắt người bệnh.
- Chụp mạch huỳnh quang: Các chuyên gia y tế sẽ tiêm một loại thuốc nhuộm màu vàng gọi là fluorescein vào tĩnh mạch ở cánh tay. Một camera đặc biệt sẽ theo dõi thuốc nhuộm khi di chuyển qua các mạch máu trong mắt, từ đó, ghi nhận các bức ảnh hỗ trợ xác định bất kỳ rò rỉ nào dưới điểm vàng.
- Chụp cắt lớp võng mạc quang học (OCT): Là phương pháp chụp ảnh không xâm lấn hoặc gây đau đớn, hỗ trợ ghi nhận chi tiết phía sau mắt của bạn, bao gồm cả võng mạc và điểm vàng.
- Chụp cắt lớp mạch máu võng mạc quang học (OCTA): Là công cụ chẩn đoán sử dụng phản xạ ánh sáng laser (thay vì thuốc nhuộm fluorescein) và thiết bị quét OCT để tạo ra hình ảnh 3D về dòng máu chảy qua mắt.
Tìm hiểu thêm: Top 5 sữa tắm cho bà bầu an toàn nhất hiện nay
Điều trị thoái hóa điểm vàng
Hiện nay, không có cách chữa trị thoái hóa điểm vàng. Việc bắt đầu điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và làm cho các triệu chứng bớt nghiêm trọng hơn. Ngay cả khi điều trị thành công, các triệu chứng vẫn thường quay trở lại. Tùy thuộc vào loại bệnh, phương pháp điều trị có thể bao gồm bổ sung dinh dưỡng, dùng thuốc, liệu pháp quang động (PDT) và liệu pháp laser.
Các nghiên cứu về bệnh mắt liên quan đến tuổi tác (AREDS và AREDS2) phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa vitamin và khoáng chất có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh chữa trị thoái hóa điểm vàng thể khô. Đồng thời, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và bỏ hút thuốc cũng có thể hữu ích cho việc làm chậm thoái hóa điểm vàng.
>>>>>Xem thêm: 4 lợi ích của việc tập luyện tăng cường sức mạnh cơ bắp
Thoái hóa điểm vàng không chỉ là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm thị lực và giữ gìn sức khỏe mắt.
Bài viết đã cung cấp các thông tin liên quan đến câu hỏi “Macular degeneration là gì?”. Qua bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về thoái hóa điểm vàng và nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu và quản lý bệnh lý này. Bên cạnh đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa như duy trì một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Hi vọng rằng thông qua bài viết, độc giả đã có được kiến thức cần thiết và nhận thức sâu sắc về thoái hóa điểm vàng.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể