Lo lắng vẹo cột sống tự phát ở trẻ em

Vẹo cột sống tự phát hay còn gọi là vẹo cột sống vô căn thường gặp ở trẻ em khoảng 8 – 10 tuổi và khởi phát nhanh khi trẻ đến tuổi dậy thì. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh bị gù, đau thắt lưng và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày.

Bạn đang đọc: Lo lắng vẹo cột sống tự phát ở trẻ em

Vẹo cột sống tự phát gây ra những ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động của người bệnh. Cùng Kenshin tìm hiểu cách điều trị vẹo cột sống tự phát trong bài viết dưới đây.

Vẹo cột sống tự phát là gì?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường đổ về phía trước, phía sau hay bị lệch sang một bên. Vẹo cột sống có nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, do di truyền, vẹo sau khi phẫu thuật, do hệ thần kinh có vấn đề,…

Vẹo cột sống tự phát không rõ nguyên nhân, là dạng thường gặp nhất của bệnh lý vẹo cột sống. Theo thống kê có đến 80% ca bệnh vẹo cột sống là vô căn, tỷ lệ mắc phải chủ yếu là trẻ em, thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Vẹo cột sống tự phát chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số nghiên cứu cho rằng căn bệnh này có nguyên nhân do di truyền nhưng các yếu tố khác như nội tiết tố vẫn có thể liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Trên thực tế hiện nay có khoảng 30% người bệnh vẹo cột sống vô căn có tiền sử gia đình.

Vẹo xương sống tự phát chiếm 80% ở thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 – 18 tuổi, từ 12 – 20% ở trẻ em, từ 3 – 9 tuổi và chỉ có 1% trẻ em sơ sinh đến 3 tuổi gặp phải tình trạng này. Chứng vẹo cột sống tự phát thường được phát hiện khi cha mẹ cho trẻ đi khám sức khỏe hoặc khi trẻ thăm khám sức khỏe ở trường. Khi căn bệnh còn ở thể nhẹ, nếu cha mẹ không chú ý thì rất khó nhận ra những bất thường ở cột sống của trẻ.

Lo lắng vẹo cột sống tự phát ở trẻ em 1

Vẹo cột sống tự phát thường không rõ nguyên nhân

Những loại cong vẹo cột sống tự phát thường gặp

Vẹo cột sống tự phát chữ S

Vẹo cột sống tự phát chữ S còn được gọi là vẹo cột sống kép, có liên quan đến cả phần đường cong ngực và đường cong thắt lưng. Tình trạng cột sống cong chữ S rất khó phát hiện ở thời điểm mới khởi phát vì đường cong đôi khi có xu hướng cân bằng lẫn nhau.

Vẹo cột sống đường cong chữ S hiếm gặp hơn so với chữ C, tuy nhiên nếu người bệnh đang gặp tình trạng cong này thì cần được can thiệp điều trị sớm vì loại cong vẹo này khẩn cấp và nguy hiểm hơn đường con chữ C.

Vẹo cột sống đường cong chữ S có quá trình điều trị phức tạp, kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu, phẫu thuật cũng khó khăn hơn rất nhiều so với đường cong chữ C. Đây cũng là nguyên nhân khi bệnh nhân đang bị vẹo cột sống chữ C thường được bác sĩ khuyên nhanh chóng điều trị, tránh biến chứng thành cong vẹo chữ S mới điều trị.

Vẹo xương sống tự phát chữ C

Vẹo xương sống chữ C là khi đường cong cột sống đi theo một hướng và tạo thành hình chữ C. Loại cong vẹo hình chữ C ít nguy hiểm hơn chữ S. Tuy nhiên nếu tình trạng này không được điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ chuyển từ chữ C sang cong vẹo chữ S.

Những vị trí xảy ra cong vẹo cột sống chữ C gồm vẹo cột sống thắt lưng, vẹo cột sống bắt đầu từ dưới ngực, vẹo cột sống bắt đầu từ lồng ngực.

Lo lắng vẹo cột sống tự phát ở trẻ em 2

Vẹo cột sống tự phát hình chữ C

Những yếu tố nguy cơ tăng nguy cơ vẹo cột sống

Vẹo xương sống tự phát thường không có nguyên nhân rõ ràng. Những yếu tố dưới đây có thể tăng nguy cơ gây ra căn bệnh này:

  • Thói quen sinh hoạt vận động: Những thói quen sinh hoạt và vận động hằng ngày ảnh hưởng lớn đến chức năng và tình trạng của cột sống. Một số hoạt động hằng ngày nếu thực hiện sai cách có thể tăng nguy cơ vẹo cột sống như ngồi sai tư thế, bê vác đồ nặng trong thời gian dài,…
  • Giới tính: Tỷ lệ cong vẹo cột sống ở bé trai và bé gái tương tự nhau nhưng bé gái có xu hướng bệnh phát triển nặng hơn và cần được điều trị cao nhiều hơn.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người từng bị cong vẹo cột sống thì các thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Tìm hiểu thêm: Bé 19 tháng tuổi chưa biết nói thì phải xử lý thế nào?

Lo lắng vẹo cột sống tự phát ở trẻ em 3
Ngồi sai tư thế rất dễ gây ra vẹo cột sống

Điều trị vẹo cột sống tự phát

Theo dõi tình trạng bệnh

Nhiều trường hợp bị cong vẹo cột sống vô căn ở thể nhẹ thì không cần can thiệp điều trị. Gia đình chỉ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ và cho trẻ đi khám định kì để kiểm tra độ cong của cột sống

Điều trị bảo tồn

Với các trường hợp cong vẹo cột sống tự phát vừa phải, người bệnh sẽ được trị liệu bằng phương pháp điều trị bảo tồn. Hiện nay phương pháp này chưa được thừa nhận có hiệu quả trong việc nắn chỉnh lại cột sống của người bệnh nhưng đây là phương pháp giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Với điều trị bảo tồn, người bệnh sẽ được mặc áo chỉnh hình tối thiểu 13 tiếng trong một ngày và duy trì cho đến khi đủ 18 tuổi. Tuy nhiên phương pháp điều trị này cần sự quyết tâm của người bệnh và gia đình bởi nhiều nguyên nhân như sau:

  • Thời gian điều trị kéo dài khiến tâm lý người bệnh mệt mỏi.
  • Môi trường nóng ẩm ở Việt Nam gây khó chịu cho người bệnh khi mặc áo chỉnh hình.

Lưu ý điều trị bảo tồn bằng phương pháp dùng áo chỉnh hình chỉ phù hợp với các đối tượng dưới 18 tuổi, khi xương còn chưa ngừng phát triển mới có hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu, đặc biệt những người bệnh béo phì, đau thắt lưng, còng mềm,…

Lo lắng vẹo cột sống tự phát ở trẻ em 4

>>>>>Xem thêm: Thức trắng 1 đêm có sao không? Những ai dễ bị mất ngủ cả đêm?

Điều trị bảo tồn bằng cách dùng áo chỉnh hình

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp cong vẹo cột sống tự phát ở thể nặng, độ cong của cột sống lớn hơn 45 độ. Phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống được gọi là hợp nhất cột sống. Bác sĩ sẽ sử dụng thanh kim loại, các loại móc, ốc vít và dây để điều chỉnh đường cong cột sống.

Vẹo cột sống tự phát nếu được phát hiện từ sớm và có các phương pháp can thiệp phù hợp sẽ hạn chế phải điều trị bằng phẫu thuật. Vẹo cột sống không phải là căn bệnh nguy cấp ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc phải nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng và bất tiện trong cuộc sống của họ.

Xem thêm:

  • Những thói quen xấu dẫn đến vẹo cột sống
  • Vẹo cột sống ở trẻ cần điều trị như thế nào?
  • Tật cong vẹo cột sống chủ yếu do nguyên nhân nào?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *