Tầm vận động khớp được định nghĩa là góc mà khớp vận động được theo các hướng khác nhau, phương pháp lượng giá tầm vận động và chức năng khớp. Vậy đo tầm vận động khớp là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Cùng Kenshin đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Kỹ thuật đo tầm vận động khớp: Mục đích và quy trình thực hiện
Đo tầm vận động khớp là một trong những kỹ thuật được chỉ định để đánh giá tầm vận động của khớp. Vậy bạn đã hiểu gì về kỹ thuật này? Trước khi tìm hiểu quy trình đo tầm vận động của khớp, hãy cùng Kenshin điểm qua một số thông tin cơ bản về phương pháp này bạn nhé.
Contents
Tổng quan về phương pháp đo tầm vận động khớp
Đo tầm vận động khớp là phương pháp giúp xác định giới hạn và khả năng vận động mà một khớp đã thực hiện được trên một mặt phẳng nhất định từ đó đánh giá tình trạng của người bệnh dựa trên các giá trị bình thường của tầm vận động khớp.
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp đo tầm vận động khớp, trong đó, phổ biến nhất là phương pháp Zero.
Đối với phương pháp Zero, người bệnh đứng ở tư thế thẳng, hai lòng bàn tay hướng ra trước, khi này, tất cả các khớp ở vị trí nghỉ được quy ước là 0 độ, góc đo bắt đầu từ vị trí 0 độ đến vị trí mà khớp vận động được tối đa.
Khi tiến hành đo tầm vận động khớp, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Mọi cử động của bất kỳ một khớp nào đều phải xuất phát từ vị trí 0 độ.
- Tầm vận động khớp được đánh giá bằng cách so sánh với bên đối tượng hoặc với đối tượng có cùng thể trạng.
- Đo tầm vận động khớp ở cả hai dạng vận động đó là vận động chủ động và vận động thụ động.
- Tầm vận động của khớp được ghi từ vị trí khớp bắt đầu đến cuối tầm vận động của khớp. Sai số cho phép dao động trong khoảng 0 – 5 độ.
Đo tầm vận động khớp được chỉ định trong các trường hợp có thương tật về hệ thống vận động và có tổn thương thần kinh gây ra các vấn đề có liên quan đến vận động của khớp như hạn chế vận động khớp, cứng khớp, lỏng khớp hoặc trật khớp… Phương pháp đo tầm vận động của khớp không có chống chỉ định.
Giá trị bình thường của tầm vận động của một số khớp
Dưới đây là giá trị bình thường của tầm vận động của một số khớp, bạn đọc có thể tham khảo:
- Khớp cổ tay: Nghiêng trụ 35 độ, nghiêng quay 20 độ, duỗi 70 độ, gấp 80 – 90 độ.
- Khớp khuỷu: Gấp 140 độ và duỗi 0 độ (-10 độ).
- Khớp vai: Dạng gập ngang 45 độ, khép gập ngang 135 độ, xoay ngoài 90 độ, xoay trong 70 độ, dạng 180 độ, khép 45 độ, gấp trước 180 độ và duỗi sau 45 độ.
- Khớp cổ chân: Xoay trong 45 độ, xoay ngoài 20 độ, gấp lòng 45 độ, gấp mu 20 độ.
- Khớp gối: Duỗi 0 độ và gấp 140 độ.
- Khớp háng: Xoay trong 45 độ, xoay ngoài 45 độ, dạng 45 độ, khép 10 độ, gấp 120 độ và duỗi 30 độ.
Quy trình thực hiện đo tầm vận động khớp
Đo tầm vận động khớp được đánh giá là một trong những phương pháp lượng giá quan trọng trong khám lâm sàng giúp lượng giá và đánh giá diễn tiến của bệnh cũng như hiệu quả điều trị. Vậy quy trình thực hiện đo tầm vận động khớp ra sao? Dưới đây là quy trình cơ bản nhất của đo tầm vận động khớp, bạn đọc có thể tham khảo:
Chuẩn bị
Với kỹ thuật đo tầm vận động khớp, người thực hiện kỹ thuật này sẽ là bác sĩ phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Các phương tiện hỗ trợ đo tầm vận động khớp bao gồm thước đo góc 180 độ hoặc 360 độ.
Ngoài ra, cũng như trước bất cứ thăm dò cận lâm sàng hay can thiệp nào đó trên người bệnh, các bác sĩ cần giải thích cho người bệnh về quy trình kỹ thuật, mục đích cũng như các rủi ro có thể xảy đến (nếu có) để người bệnh có thể hiểu và hợp tác trong quá trình thực hiện đo tầm vận động.
Bên cạnh đó, một phần không thể thiếu trong khâu chuẩn bị đó là hồ sơ bệnh án. Đối với hồ sơ bệnh án, cần:
- Ghi rõ các vấn đề sau khi đo tầm vận động khớp bao gồm: Tầm vận động khớp là chủ động hay thụ động? Có hay không kèm theo cưỡng bức toàn bộ hay cưỡng bức một phần? Người bệnh có đau khi cử động không? Các xuất hiện tình trạng kháng lại cử động có ý thức hay không? Người bệnh có khả năng hợp tác với bác sĩ và kỹ thuật viên hay không?
- Lập bảng số đo bình thường hay trung bình của tầm vận động khớp ở người bệnh, đặc biệt cần ghi rõ tầm vận động chính xác đo được.
- Tầm vận động khớp chi đo được sẽ so sánh với tầm vận động khớp chi bên đối diện. Sự khác biệt sẽ được diễn tả bằng độ hoặc tỷ lệ phần trăm giảm tầm vận động so với chi bên đối diện. Trong trường hợp người bệnh không có chi bên đối diện thì cần so tầm vận động khớp với tầm vận động khớp trung bình của một đối tượng khác có cùng tuổi và cùng thể trạng.
Tìm hiểu thêm: Vì sao có cảm xúc giận dữ và cách kiểm soát cơn giận như thế nào?
Các bước thực hiện
Các bước thực hiện đo tầm vận động khớp bao gồm:
- Đặt người bệnh ở tư thế chắc chắn. Tuỳ thuộc vào khớp cần đo mà bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh nằm ngửa, nằm sấp, đứng hoặc ngồi.
- Bộc lộ khớp cần đo sau đó đặt chi, khớp cần đo ở vị trí Zero.
- Xác định đặc tính của khớp để đánh giá khớp cần đo thuộc loại khớp nào.
- Xác định và đánh dấu 3 điểm mốc bao gồm tâm của khớp, phần gần của trục khớp và phần xa của trục khớp.
- Đặt thước đo trùng với 3 điểm mốc đã được đánh dấu trước đó.
- Một tay bác sĩ sẽ cố định phần gần của khớp cần đo đồng thời yêu cầu người bệnh cử động hết tầm vận động của khớp để đo tầm vận động chủ động hoặc bác sĩ dùng tay còn lại giúp người bệnh cử động hết tầm vận động để đo tầm vận động thụ động.
- Di chuyển nhánh di động của thước theo trục. Đo góc ngoài của cử động khớp.
- Ghi kết quả đo tầm vận động khớp đo được vào hồ sơ bệnh án.
Quy ước ghi tầm vận động khớp đó là:
- Ghi tầm vận động của khớp từ vị trí khởi đầu đến điểm cuối tầm.
- Thứ tự khi viết vào hồ sơ bệnh án: Tên khớp – tên cử động – tầm vận động (thụ động hay chủ động).
- Trong trường hợp khớp bị giới hạn tầm vận động cần ghi giới hạn tối đa của tầm vận động.
Theo dõi sau đo tầm vận động khớp
So với bước chuẩn bị và thực hiện đo tầm vận động khớp thì theo dõi sau khi thực hiện đo tầm vận động khớp cũng là một bước vô cùng quan trọng. Ở bước này, người bệnh cần được theo dõi sát tình trạng chung và tình trạng khớp đang đo.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm tan máu bẩm sinh: Những thông tin cần biết
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh kỹ thuật đo tầm vận động khớp mà Kenshin đã tổng hợp để gửi đến bạn đọc. Mong rằng, qua bài viết sức khỏe hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn cũng như hiểu hơn về phương pháp này. Chúc bạn sẽ có thật nhiều trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Kenshin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể