Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết

Mất ngủ là tình trạng sức khỏe phổ biến gây suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ, trong đó có thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ. Trường hợp nào nên sử dụng nhóm thuốc này để điều trị mất ngủ?

Bạn đang đọc: Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết

Amitriptylin thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng với tác dụng giúp giảm căng thẳng, lo âu. Đồng thời, Amitriptylin chữa mất ngủ hiệu quả, giúp người bệnh ngủ ngon hơn mà không gây nghiện hay khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc. Tuy nhiên, để điều trị mất ngủ hiệu quả, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ. Điều này có thể đến từ căng thẳng trong công việc, thói quen sinh hoạt không lành mạnh hay chế độ ăn uống chưa phù hợp.

Khi nào nên sử dụng thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ?

Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Mất ngủ có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Amitriptylin là một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng với tác dụng an thần, giảm âu lo. Mặc dù chủ yếu được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần nhưng loại thuốc này cũng có thể được dùng để kiểm soát tình trạng mất ngủ ở một số trường hợp.

Đầu tiên, trước khi chọn sử dụng thuốc, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới mất ngủ. Điều này có thể đến từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, chế độ ăn uống không phù hợp hoặc do căng thẳng tinh thần gây ra.

Nếu các biện pháp thay đổi lối sống không cải thiện tình trạng mất ngủ, đồng thời sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống suy giảm do thiếu ngủ thì bệnh nhân cần điều trị với thuốc.

Hiện nay, thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ thường được lựa chọn do hiệu quả nhanh, không gây độc cho các cơ quan như gan, thận hay hệ thống tạo máu. Đồng thời, Amitriptylin không khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc như các loại thuốc chống trầm cảm hoặc hoạt chất điều trị mất ngủ khác.

Amitriptylin sẽ ức chế chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, norepinephrine, từ đó giúp an thần, thư giãn. Đồng thời, thuốc có thể kháng histamin, giúp tăng cường ức chế hệ thống thần kinh trung ương, làm giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết 1

Amitriptylin chữa mất ngủ hiệu quả, nhanh chóng

Thuốc có thể phát huy tác dụng ngay sau vài giờ sử dụng, hoạt chất được hấp thụ hoàn toàn sau 30 đến 60 phút khi sử dụng đường uống và sau 5 đến 10 phút với đường tiêm bắp.

Bên cạnh đó, thuốc có thời gian bán thải kéo dài từ 9 – 36 giờ. Bởi vậy mà người bệnh có thể gặp cảm giác uể oải, mệt mỏi và không tỉnh táo nếu sử dụng thuốc muộn vào tối ngày hôm trước. Để giảm tác dụng phụ này, bác sĩ sẽ thường kê thêm Amitriptylin với Sulpirid để giảm tình trạng mệt mỏi, kém tỉnh táo vào ngày hôm sau.

Luu ý, thuốc không khuyến cáo đối với một số đối tượng như người bệnh có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, người bị thừa cân, béo phì hoặc người thường xuyên làm công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như nhân viên vận hành máy, tài xế lái xe đường dài…

Đồng thời, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không sử dụng thuốc, đặc biệt ở giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ. Vì hoạt chất trong thuốc có thể đi qua nhau thai, ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thuốc cũng cần sử dụng thận trọng ở mẹ đang cho con bú với sự hướng dẫn kỹ lượng từ bác sĩ chuyên khoa.

Cách sử dụng thuốc Amitriptylin trong điều trị mất ngủ

Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người phải đối mặt. Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể là một phương pháp để giúp kiểm soát tình trạng này. Amitriptylin là một loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định để điều trị mất ngủ.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ. Liều lượng Amitriptylin chữa mất ngủ được quyết định bởi bác sĩ dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn. Thông thường, liều ban đầu thấp, có thể tăng dần theo thời gian.

Điều trị mất ngủ tiên phát thường bắt đầu với liều điều trị là 25 mg, dùng vào buổi tối. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp với 10mg Sulpirid, uống 2 lần vào buổi sáng, chiều.

Thời gian thích hợp để sử dụng Amitriptylin là từ 7 đến 8 giờ tối nếu bệnh nhân ngủ lúc 9 – 10 giờ tối, thức dậy vào lúc 5 – 6 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, đây là thuốc cần chỉ định từ bác sĩ, vì vậy liều lượng cũng như thời điểm dùng thuốc sẽ được chuyên gia hướng dẫn cụ thể với từng trường hợp bệnh nhân.

Khi muốn ngưng sử dụng Amitriptylin, người bệnh cần thảo luận với bác sĩ. Ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Khi người bệnh đã xây dựng thói quen ngủ ổn định nên giảm liều thuốc theo thời gian cho tới khi ngừng hẳn.

Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết 2

Thời điểm uống thuốc phụ thuộc vào thời gian đi ngủ và thức dậy

Tác dụng phụ của thuốc Amitriptylin

Như tất cả các loại thuốc, Amitriptylin cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở bệnh nhân, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài. Dưới đây là một số biểu hiện không mong muốn có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Chóng mặt, đau đầu, mất định hướng.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Tăng cảm giác thèm ăn, dễ gây tình trạng ăn mất kiểm soát.
  • Rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp ở tư thế đứng.
  • Mờ mắt, giãn đồng tử, rối loạn chức năng thị giác.
  • Buồn nôn, nôn, khô miệng, có thể tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

Tìm hiểu thêm: Tai chảy dịch vàng có nguy hiểm không và cách xử trí

Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết 3
Người bệnh có thể gặp tình trạng chóng mặt, mờ mắt

Một số cách khắc phục tình trạng mất ngủ không dùng thuốc

Trong nhiều trường hợp, ngoài cách dùng Amitriptylin chữa mất ngủ thì việc sử dụng phương pháp không dùng thuốc có thể giúp kiểm soát, cải thiện tình trạng này. Một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng như:

  • Thay đổi thói quen đi ngủ: Điều chỉnh thời gian đi ngủ và thức dậy để tạo thói quen ngủ đều đặn hàng ngày. Đồng thời, tạo môi trường ngủ thoải mái với ánh sáng yếu, không có tiếng ồn và nhiệt độ mát mẻ. Tránh sử dụng thiết bị điện tử như điện thoại di động hoặc máy tính trước khi đi ngủ, vì ánh sáng màn hình có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ: Thực hiện các kỹ thuật thở sâu thư giãn để giúp giảm căng thẳng, lo âu. Bên cạnh đó, thực hành yoga, thiền giúp cải thiện sự tập trung và tạo điều kiện cho giấc ngủ tốt hơn.
  • Điều chỉnh lối sống lành mạnh: Tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe tâm thần và giấc ngủ. Tránh sử dụng sản phẩm chứa caffeine và nicotine vào buổi tối, vì chúng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Mặt khác, tránh ăn quá nhiều hoặc uống đồ có cồn trước khi đi ngủ.
  • Nếu tình trạng mất ngủ trở nên nghiêm trọng hoặc mất ngủ kéo dài, hãy thảo luận với chuyên gia sức khỏe để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.

Khi nào nên sử dụng Amitriptylin chữa mất ngủ? Tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên biết 4

>>>>>Xem thêm: Uống ngũ cốc có tăng cân không? Lưu ý khi sử dụng

Một lối sống lành mạnh hỗ trợ giúp giấc ngủ ngon hơn

Thông qua bài viết, Kenshin xin gửi tới độc giả thông tin hữu ích về thuốc Amitriptylin chữa mất ngủ bao gồm cách sử dụng thuốc, thời điểm phù hợp để uống thuốc kết hợp cùng các biện pháp điều trị mất ngủ khác. Đừng quên đón chờ những bài viết sắp tới với chủ đề phong phú của Kenshin nhé!

Xem thêm:

  • Trầm cảm cấp độ 2: Biểu hiện và hướng điều trị
  • Stadnex 40 CAP uống trước hay sau ăn là tốt nhất?
  • Có nên kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm với nhau?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *