Kali là một khoáng chất có trong thực phẩm bạn ăn. Những thay đổi nhỏ về lượng kali trong cơ thể có thể không phải là vấn đề đáng lo ngại nếu bạn không có các yếu tố nguy cơ nhất định, vì thận khỏe mạnh thường đủ để điều chỉnh lượng kali trong cơ thể. Bài viết này sẽ giải đáp kali là gì, vai trò của chất này đối với cơ thể.
Bạn đang đọc: Kali là gì và vai trò của kali đối với cơ thể
Kali cũng là một chất điện phân – chất điện giải dẫn truyền xung điện khắp cơ thể. Chúng hỗ trợ một loạt các chức năng thiết yếu của cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kali là gì nhé!
Contents
Kali là gì?
Kali là khoáng chất dồi dào trong cơ thể. Nó giúp cơ thể điều hòa cân bằng nước điện giải, gửi tín hiệu dẫn truyền thần kinh và điều chỉnh sự co cơ. Khoảng 98% lượng kali trong cơ thể bạn ở trong các tế bào. Trong đó, 80% được tìm thấy trong các tế bào cơ của bạn, phần còn lại có thể được tìm thấy ở xương, gan và hồng cầu của bạn. Trong cơ thể bạn, kali hoạt động như một chất điện giải, hòa tan thành các ion dương hoặc âm có khả năng dẫn điện. Các ion kali mang điện tích dương. Cơ thể bạn sử dụng dòng điện này để quản lý nhiều quá trình khác nhau, bao gồm cân bằng chất lỏng, tín hiệu thần kinh và co cơ. Vì vậy, lượng chất điện giải trong cơ thể thấp hay cao đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể.
Vai trò của kali với cơ thể
Giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng
Cơ thể được tạo thành từ khoảng 60% là nước. 40% của lượng nước này được tìm thấy bên trong tế bào được gọi là dịch nội bào. Phần còn lại được tìm thấy bên ngoài tế bào của bạn ở trong máu, dịch tủy sống và giữa các tế bào, chất lỏng này được gọi là dịch ngoại bào. Lượng nước trong dịch nội bào và ngoại bào bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất điện giải, đặc biệt là kali và natri. Kali là chất điện giải chính trong dịch nội bào và nó quyết định lượng nước bên trong tế bào. Ngược lại, natri là chất điện giải chính trong dịch ngoại bào và nó quyết định lượng nước bên ngoài tế bào.
Khi mất cân bằng về nồng độ thẩm thấu, nước từ phía có ít chất điện giải hơn sẽ di chuyển sang phía có nhiều chất điện giải hơn để đạt được cân bằng nồng độ chất điện giải. Điều này có thể khiến tế bào co lại khi nước di chuyển ra khỏi chúng hoặc phồng lên và vỡ ra khi nước di chuyển vào chúng. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là đảm bảo bạn tiêu thụ đúng chất điện giải, bao gồm cả kali. Duy trì cân bằng nước tốt là điều quan trọng để có sức khỏe tối ưu. Cân bằng chất lỏng kém có thể dẫn đến mất nước, từ đó ảnh hưởng đến tim và thận.
Kali rất quan trọng đối với hệ thần kinh
Hệ thống thần kinh chuyển tiếp thông điệp giữa não và cơ thể của bạn. Những thông điệp này được truyền đi dưới dạng xung thần kinh và giúp điều chỉnh các cơn co cơ, nhịp tim, phản xạ và nhiều chức năng khác của cơ thể. Các tín hiệu thần kinh được tạo ra bởi các ion natri di chuyển vào tế bào và các ion kali di chuyển ra khỏi tế bào. Sự chuyển động của các ion làm thay đổi điện thế của tế bào, làm kích hoạt các dẫn truyền thần kinh. Việc giảm nồng độ kali trong máu có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo ra xung thần kinh của cơ thể. Cung cấp đủ kali từ chế độ ăn uống có thể giúp bạn duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh.
Kali giúp điều hòa co cơ vân và cơ tim
Hệ thống thần kinh điều hòa quá trình co cơ. Tuy nhiên, nồng độ kali trong máu thay đổi có thể ảnh hưởng đến tín hiệu thần kinh trong hệ thần kinh, làm suy yếu quá trình co cơ. Nồng độ kali trong máu dù thấp hay cao đều có thể ảnh hưởng đến các xung thần kinh. Khoáng chất này cũng rất quan trọng để có một trái tim khỏe mạnh vì sự chuyển động của nó vào và ra khỏi tế bào giúp duy trì nhịp tim đều đặn. Khi nồng độ khoáng chất trong máu quá cao có thể làm suy yếu các cơn co thắt và tạo ra nhịp tim bất thường. Nồng độ trong máu thấp cũng có thể làm rối loạn dẫn truyền và thay đổi nhịp tim.
Một số lợi ích khác
- Có thể giúp giảm huyết áp: Huyết áp cao là yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận… và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Chế độ ăn giàu kali có thể giúp duy trì huyết áp bình thường.
- Có thể giúp bảo vệ ngăn ngừa đột quỵ: Đột quỵ xảy ra khi lượng máu đến tế bào não bị thiếu hụt. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn một chế độ ăn giàu kali có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.
- Có thể giúp ngăn ngừa loãng xương: Loãng xương là một tình trạng đặc trưng bởi giảm mật độ xương. Nó thường liên quan đến lượng canxi thấp, một khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe của xương. Chế độ ăn giàu kali có thể giúp ngăn ngừa loãng xương xảy ra sớm bằng cách giảm lượng canxi cơ thể mất qua nước tiểu.
- Có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận: Sỏi thận là những tập hợp các chất cặn có thể hình thành trong nước tiểu cô đặc. Canxi là một thành phần phổ biến trong sỏi thận và một số nghiên cứu cho thấy kali citrate làm giảm nồng độ canxi trong nước tiểu, vì vậy có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận.
Tìm hiểu thêm: Thịt thừa ngoài tai và những điều bạn cần biết
Nguồn kali trong thực phẩm
Kali có nhiều trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây, rau và cá. Nguồn kali phổ biến nhất là từ thực phẩm, bao gồm:
- Trái cây, chẳng hạn như chuối, kiwi, cam và dứa;
- Các loại rau, chẳng hạn như rau xanh, cà rốt và khoai tây;
- Thịt nạc;
- Các loại ngũ cốc;
- Đậu và các loại hạt.
>>>>>Xem thêm: Viêm mao mạch hoại tử có nguy hiểm không?
Hậu quả của tăng kali hoặc hạ kali máu là gì?
Lượng kali trong chế độ ăn thấp hiếm khi gây ra tình trạng thiếu hụt. Thay vào đó, sự thiếu hụt chủ yếu xảy ra do cơ thể bị mất quá nhiều kali. Hạ kali máu có thể xảy ra ở những người bị nôn mửa mãn tính, tiêu chảy mãn tính hoặc trong các tình huống bị mất nhiều nước. Việc nhận quá nhiều kali cũng không phổ biến. Tăng kali máu chủ yếu xảy ra khi cơ thể không thể loại bỏ khoáng chất qua nước tiểu. Do đó, tăng kali máu thường xảy ra ở những người có chức năng thận kém hoặc bệnh thận mãn tính. Ngoài ra, một số nhóm người cụ thể có thể cần hạn chế lượng kali tiêu thụ, bao gồm những người mắc bệnh thận mãn tính, những người đang dùng thuốc huyết áp và người cao tuổi, vì chức năng thận thường suy giảm theo tuổi tác.
Vậy hậu quả của rối loạn kali là gì? Cả tăng hoặc hạ kali máu đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều chỉnh kịp thời. Thay đổi nồng độ kali máu làm yếu liệt cơ, liệt ruột, bụng chướng, rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, ngưng tim.
Cần phải cung cấp cân đối các loại thực phẩm và đồ uống giàu kali. Tiêu thụ quá ít kali có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, dùng quá nhiều cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tạm thời hoặc lâu dài. Thận khỏe mạnh sẽ giúp duy trì mức kali bình thường trong cơ thể vì chúng loại bỏ lượng kali dư thừa qua nước tiểu. “Kali là gì và vai trò của kali đối với sức khỏe” hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong thiết lập một chế độ ăn hợp lý.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể