Bỏng là tai nạn thường gặp ở trẻ em do trẻ hiếu động nên thường va phải những vật nóng trong gia đình. Tai nạn này thường xảy ra nhiều nhất trong độ độ tuổi 1- 6 tuổi và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong ở trẻ. Vì thế mẹ cần biết cách sơ cứu ngay cho trẻ ngay sau khi bị bỏng.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn chăm sóc cho người bị bỏng
Trẻ em có làn da nhạy cảm và mỏng manh nên những vết bỏng dễ gây đau đớn và khiến trẻ lo sợ khóc toáng lên và có thể bị sốc. Vì thế mẹ cần tìm hiểu về cách sơ cứu ban đầu ở nhà khi trẻ bị bỏng để giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong khiến vết thương của trẻ càng trở nên trầm trọng hơn.
Contents
Bỏng cấp độ 1
Bỏng cấp độ 1 được xác định khi tổn thương bỏng chiếm 10 – 15% diện tích cơ thể
Là cấp độ nhẹ nhất, được xác định khi tổn thương bỏng chiếm 10 – 15% diện tích cơ thể nhưng chỉ có lớp bề mặt trên cùng của da bị tổn thương.
Dấu hiệu của bỏng mức độ 1
Vùng da bị bỏng đỏ, rát, không có phồng rộp, có cảm giác đau và sưng nhẹ
Thời gian hồi phục
Trẻ em bị bỏng cấp độ 1 thì da sẽ nhanh đàn hồi và có thể lành lại sau 3 – 6 ngày.
Cách chăm sóc trẻ bị bỏng cấp độ 1
Sơ cứu bỏng bằng cách đưa trẻ tránh xa khỏi tác nhân gây bỏng và cởi bỏ quần áo nơi bị bỏng, sau đó xối nước mát, sạch vào vùng da bị bỏng để giảm đau rát.
Rửa sạch vết thương cho bé, sát khuẩn betadine và giữ ẩm. Với trẻ bị bỏng mức độ 1, vết thương đang khô thì bạn nên dùng gel hoặc kem có kháng sinh để dưỡng ẩm và chống nhiễm trùng. Sau đó nếu vết thương đang rỉ dịch ta phải làm cho nó khô bằng cách dùng gạc thấm hút, sau đó băng lại bằng băng gạc vô trùng.
Sau khi đã sơ cứu xong thì mẹ có thể chữa trị tại nhà bằng các loại thuốc hay kem chuyên dụng cho vết bỏng. Theo gel trị bỏng nhẹ lên vết bỏng vài lần mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Bỏng cấp độ 2
Tìm hiểu thêm: Xỏ khuyên có được ăn tôm không? Những thực phẩm nên tránh để vết thương mau lành
Bỏng cấp độ nghiêm trọng hơn và lan sâu vào phần bên dưới lớp da trên cùng.Dấu hiệu của bỏng mức độ 2
Bề mặt da đã trở nên phồng rộp, đỏ rát, đau nhức. Mụn nước sẽ có cơ hội phát triển trên bề mặt da.
Sau đó vết thương sẽ trở nên dày, mềm, nhìn giống vảy, đôi khi có chứa dịch bên trong, khi bị vỡ ra sẽ để lộ phần da màu hồng nhạt hoặc màu đỏ cherry, gọi là tiết dịch fibrinous.
Trong vòng 48 giờ sau khi bỏng thì những nốt mụn nước sẽ nổi lên nhiều hơn, do sức nóng từ ngoại vật đã gây tổn thương ở lớp sâu của da. Với những trường hợp nhiễm trùng thì trẻ sẽ được cấp cứu và trẻ sẽ được chỉ định ghép da.
Thời gian hồi phục
Thời gian lành thương ở mỗi bé khác nhau phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, thông thường là 3 tuần hoặc hơn.
Cách chăm sóc trẻ bị bỏng cấp độ 2
Trẻ em bị bỏng cấp độ 2 có thể tự điều trị tại nhà nhưng cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau đây là một số gợi ý:
Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý để tẩy rửa vi trùng và phần da chết khỏi bề mặt vết thương.
Bôi trị trị bỏng (thuốc được bác sĩ kê đơn) để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sau đó dùng những dụng dụng cụ vô trùng để bôi kem như que đè lưỡi, tăm bông, không nên dùng tay vì sẽ dễ làm vết thương viêm nhiễm. Nên bôi 1 lớp kem dày, để khi thay băng vẫn còn thấy kem bôi sẹo vẫn còn đọng lại trên bề mặt vết bỏng. Sau đó bạn dùng băng gạc vô trùng hoặc băng tulle gras để băng vết thương, giúp duy trì độ ẩm, kháng khuẩn và đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
Thực hiện các bài tập kéo căng vùng da xung quanh vết bỏng khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần một phút để phòng ngừa vết bỏng co rút và hạn chế vận động sau này. Thông thường, khi da bị bỏng, phần da lành xung quanh bắt đầu co lại, o ép vùng da bị bỏng, đặc biệt là những vết bỏng nằm ở phần cơ thể thường bị co giãn nhiều, như da lòng bàn tay và ngón tay.
Bỏng cấp độ 3
>>>>>Xem thêm: Gạo Basmati là loại gạo gì? Gạo Basmati có tốt cho sức khỏe không?
Bỏng độ 3 là nghiêm trọng nhất và cần được chăm sóc y tế ngay lập tứcBỏng độ 3 là nghiêm trọng nhất và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức, với diện tích bỏng càng rộng thì tỷ lệ tử vong càng cao. Nếu vết bỏng sâu chiếm 3 – 5% diện tích cơ thể trở lên có thể gây rối loạn chức năng toàn thân, phơi nhiễm kéo dài có thể gây tổn thương qua ba lớp da, đôi khi gây tổn lớp cơ, lớp mỡ, xương và hệ thần kinh.
Dấu hiệu của bỏng mức độ 3
Tổn thương bỏng nhìn như da thuộc, bề mặt da khô, có màu sáp trắng, nâu hoặc đậm hơn. Cảm giác đau có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ tổn thương dây thần kinh ở lớp da, trong một số trường hợp thương tổn đã lan rộng làm tổn hại dây thần kinh khiến người bệnh không còn cảm nhận đau đớn. Tình trạng này rất nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Thời gian hồi phục
Tùy thuộc vào diện tích và vị trí bỏng của trẻ thì bác sĩ mới kết luận được thời gian phục hồi. Bé cần được điều trị đặc biệt với nhiều dụng cụ y tế và kỹ thuật chuyên sâu như ghép da để có thể khôi phục làn da khỏe mạnh cho bé. Trường hợp này thường cần khắc phục qua phẫu thuật, nếu không được điều trị và phục hồi dứt điểm sẽ để lại di chứng hay co rút cơ nghiêm trọng.
Xuân Trúc
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể